Bệnh thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu

Bệnh thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu? Cách phòng tránh

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU? CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bà bầu 3 tháng đầu do có nhiều sự thay đổi khác nhau từ khẩu vị đến tâm trạng không còn vui vẻ như trước nữa. Có thể nói giai đoạn này là thời gian rất nhạy cảm cho bà bầu, cùng với sự hình thành và phát triển của thai nhi cũng là yếu tố thúc đẩy cho cho bà bầu nhạy cảm với môi trường hơn. Chính vì thế, hệ miễn dịch của bà bầu kém đi rất nhiều, khả năng nhiễm bệnh không thể tránh khỏi, lúc này các virus, vi khuẩn gây bệnh có thể “tấn công” dễ dàng hơn. Đặc biệt là với những người có sẵn cơ địa nhạy cảm thì chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến bệnh nguy hiểm mà không phải bà bầu nào cũng biết được hết.

Cùng theo dõi bài viết “Bệnh thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu và cách phòng tránh” để trang bị thêm kiến thức trong giai đoạn quan trọng này nhé!

1. Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm

Bệnh cảm cúm là bệnh lý do nhiễm virus thường gặp đối với mọi đối tượng con người chúng ta. Đặc biệt, chúng ta rất dễ mắc bệnh cúm do thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, bệnh cúm đối với bà bầu 3 tháng đầu thì rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy, bà bầu cần phải chú ý và có cách phòng tránh khi gặp phải các triệu chứng cảm cúm này.

1.1. Những biểu hiện bệnh cảm cúm

Thông thường bà bầu sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

- Mệt mỏi

- Đau nhức cả người

- Nghẹt mũi, chảy nước mũi

- Đau họng

- Ho khan

- Sốt cao hay sốt vừa phải

Các triệu chứng trên thường xuất hiện từ 2-3 ngày, đôi khi có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Vì vậy, khi cơ thể có các biểu hiện trên bà bầu nên hỏi bác sĩ để được thăm khám và kịp thời điều trị.

1.2. Nguyên nhân bà bầu bị cảm cúm

Trong giai đoạn này, do thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận làm cho cơ thể bà bầu có nhiều sự thay đổi như: thay đổi các nội tiết tố, hệ miễn dịch ngày càng yếu hơn làm cho sức đề kháng ngày càng giảm, đồng thời đây lại là môi trường thích hợp cho các vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công hơn. Chính điều này, khiến cho bà bầu dễ bị cảm lạnh và cảm cúm.

1.3. Cách phòng tránh bệnh cảm cúm cho bà bầu 3 tháng đầu

- Bà bầu nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C vào các bữa ăn hàng ngày, có thể chia nhiều bữa ăn nhỏ để có thể dung nạp được lượng vitamin C nhiều hơn.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, uống nhiều nước.

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cảm cúm.

- Khi đi ra ngoài cần mang theo áo mưa, dù để bảo vệ bản thân.

- Luôn luôn giữ ấm cơ thể.

- Không được tự ý dùng thuốc cảm thông thường cần phải hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

2. Bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu

Tình trạng bị đau đầu thường gặp khá phổ biến ở bà bầu 3 tháng đầu. Những cơn đau đầu gây khó chịu và khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải cả người, có thể gây mất ngủ về lâu dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu và thai nhi.

2.1. Nguyên nhân bà bầu bị đau đầu

Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai các hormone trong cơ thể bà bầu thay đổi mạnh mẽ. Điều này dẫn tới các triệu chứng căng cơ, thay đổi vóc dáng, sự tuần hoàn máu huyết. Bệnh đau đầu xảy ra được xem như là một phản ứng của cơ thể trước những thay đổi trên.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, ăn uống không đúng bữa và uống không đủ nước, thức khuya, dùng các đồ uống có cồn, chất kích thích…. cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu cho bà bầu.

2.2. Ảnh hưởng bệnh đau đầu đối với bà bầu 

Thông thường các cơn đau đầu nhẹ sẽ không gây nguy hiểm cho bà bầu. Vì thế bà bầu không nên quá lo lắng nhiều nhé.

Đối với bà bầu trên 35 tuổi, nếu gặp phải cơn đau đầu dữ dội là nguy cơ của bệnh nguy hiểm đặc biệt là bệnh tiền sản giật. Vì thế, đối với những trường hợp này bà bầu nên theo dõi và thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai kỳ để được an tâm nhé.

2.3. Cách làm giảm cơn đau đầu

- Ngủ đủ giấc từ 7h-10h/ ngày, giấc ngủ trưa không được quá 1h để tránh mệt mỏi vào buổi chiều nhé.

- Tắm nước ấm cũng là cách làm giảm đau đầu cho bà bầu đồng thời giúp bà bầu ngủ được sâu và ngon giấc hơn. Tuy nhiên, bà bầu không nên tắm nước quá nóng và tắm quá lâu nhé.

- Cần bổ sung chế độ ăn uống dinh dưỡng và hợp lý. Nên uống đủ nước hàng ngày, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây…hạn chế dùng các loại nước có gas, có cồn và các chất kích thích khác.

- Cần sắp xếp thời gian để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý giúp thư giãn, thoải mái tinh thần. Bà bầu biết cách massage đúng cách vùng bị đau đầu, massage vùng vai gáy… sẽ giúp sự lưu thông máu và làm giảm đau đầu hiệu quả hơn.

- Nên chọn những bộ môn thể dục như: Yoga, đi bộ…để cơ thể được lưu thông máu, giảm bớt áp lực cho bà bầu khi bị đau đầu.

- Nếu dùng thuốc giảm đau thì nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

3. Bà bầu 3 tháng đầu bị đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày ở bà bầu 3 tháng đầu rất khó phân biệt với triệu chứng ốm nghén. Cả 2 triệu chứng này đều giống nhau như: buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, bà bầu 3 tháng đầu nếu gặp thêm các dấu hiệu: ợ chua, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, xuất huyết tiêu hoá  thì chắc chắn bà bầu đang gặp phải bệnh đau dạ dày.

3.1. Nguyên nhân cơn đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày xảy ra do mất cân bằng dịch tiêu hóa ở dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, bệnh đau dạ dày xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori. Thông thường có một số nguyên nhân sau:

  • Nội tiết tố thay đổi

Bà bầu 3 tháng đầu do lượng nội tiết tố progesterone trong cơ thể tăng đột ngột. Điều này khiến nhu động ruột giảm, tiết acid dịch vị nhiều hơn dễ gây nên tình trạng đau, viêm loét. 

  • Ốm nghén

Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu luôn gặp phải tình trạng ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ngoài. Tình trạng này khiến cho dạ dày co bóp quá mức, tăng tiết acid dịch vị dẫn đến tình trạng bệnh đau dạ dày.

  • Bị stress, tâm trạng lo âu

Bà bầu 3 tháng đầu thường có tâm trạng lo lắng điều này sẽ làm rối loạn nhu động ruột, dạ dày làm tăng tiết dịch vị dẫn đến bệnh đau dạ dày.

  • Sự giãn nở của tử cung

Bà bầu 3 tháng đầu tử cung sẽ dần giãn nở theo sự phát triển của thai nhi. Đây là tác nhân làm tăng áp lực ổ bụng, chèn ép khiến dạ dày bị kích thích, suy giảm chức năng tiêu hóa khiến thức ăn bị tồn đọng dẫn đến tình trạng đau dạ dày.

3.2. Cách xử lý tình trạng bị đau dạ dày

Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, một chế độ dinh dưỡng tốt cho bà bầu cùng với sự phát triển thai nhi để bà bầu không bị đau dạ dày thì bà bầu nên:

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tuyệt đối không được để rơi vào tình trạng quá no hoặc quá đói.

- Hạn chế các đồ chiên, xào nên thay vào đó là đồ ăn luộc, hấp.

- Ăn đồ mềm, nhai kỹ

- Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều acid.

- Cố gắng dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi và sinh hoạt một cách khoa học, nghe nhạc, đọc sách để tinh thần được thư giãn, thoải mái hơn.

- Duy trì giấc ngủ 8 tiếng/ ngày và giấc ngủ trưa không được quá 1 tiếng.

- Luôn chọn cho mình những môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ.

4. Bà bầu 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết ở bà bầu 3 tháng đầu do virus gây ra, bệnh nguy hiểm khó lường và nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi cao.

4.1. Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị sốt xuất huyết

Bà bầu khi bị sốt xuất huyết thường có những dấu hiệu sau:

- Sốt cao và run rẩy, cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu dữ dội.

- Có biểu hiện mất nước, đi tiểu ít, tim đập nhanh, choáng váng.

- Ăn không ngon miệng, chán ăn.

- Xuất hiện các nốt ban đỏ trên da và các ban này không biến mất.

 - Xét nghiệm máu thấy nồng độ tiểu cầu thấp nguy cơ xuất huyết cao và có thể đe doạ tính mạng cho bà bầu.

4.2. Những việc cần làm khi bị bệnh sốt xuất huyết

- Nếu bà bầu không may bị sốt xuất huyết thì bà bầu cần hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, tránh ra đường để hạn chế lây lan.

- Khi có các triệu chứng và dấu hiệu trên thì bà bầu cần đến bệnh viện ngay để xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi thoải mái để tăng sức đề kháng cho thai nhi.

- Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để khiến bệnh nặng hơn.

5. Bà bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng

Bà bầu 3 tháng đầu thường hay bị đau bụng dưới hoặc đau bụng râm râm thì được xem là dấu hiệu bình thường. Sở dĩ có dấu hiệu này là ngay từ khi có dấu hiệu mang thai trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ đồng thời gây ra triệu chứng buồn nôn, ốm nghén. 

Nếu bà bầu đau bụng kèm theo các dấu hiệu sau: 

- Đau từng cơn như co thắt, đau có dấu hiệu ra máu đó là dấu hiệu nguy cơ sảy thai.

- Đau bụng trên thường là dưới xương sườn bên phải mà có kèm theo đi ngoài hoặc buồn nôn thì đó là dấu hiệu tiền sản giật.

- Đau dữ dội khắp vùng bụng, buồn nôn, xuất huyết, chóng mặt nguyên nhân có thể do mang thai ngoài tử cung.

Tất cả các dấu hiệu trên đều có thể đe dọa cho bà bầu và thai nhi. Do vậy, bà bầu cần lưu ý, theo dõi và cẩn thận nhé.

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu bị đau bụng được chia làm các nhóm chính sau:

 5.1. Nhóm nguyên nhân do thay đổi sinh lý

Căng cơ và dây chằng: Do sự hình thành và phát triển của thai nhi làm cho tử cung giãn nở điều này gây chèn ép lên các cơ, dây chằng sẽ khiến cho bà bầu đau, căng tức phần bụng. Đặc biệt khi ho, đứng dậy sẽ cảm nhận cơn đau một cách rõ rệt.

Ốm nghén: Sự gia tăng progesterone và estrogen tác động đến dạ dày, ruột và thực quản gây ra các cơn ốm nghén. Khi đó bà bầu sẽ buồn nôn, nôn dẫn đến tình trạng co thắt vùng bụng gây nên căng tức bụng.

Táo bón: Việc  thay đổi hormone và tử cung ngày một to hơn làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến táo bón, khó tiêu, đầy hơi kèm theo căng tức ở bụng.

5.2. Nhóm nguyên nhân do bệnh lý

Thai ngoài tử cung: Do các cơn đau thường ở một bên bụng dưới, bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi đi vệ sinh. Nếu bụng dưới và vai bị đau dồn dập thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu sảy thai: Bà bầu ra máu đỏ hoặc đen kéo dài trong nhiều ngày, nặng bụng dưới, đau lưng.

5.3. Cách giảm đau bụng nhanh cho bà bầu

- Bà bầu cần nghỉ ngơi, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tránh thức khuya.

- Dùng túi chườm ấm: nhiệt giúp giãn cơ, tăng cường sự lưu thông các mạch máu.

- Massage lưng, chân hoặc toàn thân: giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn các cơ và nhờ đó cơn đau bụng sẽ dần biến mất.

6. Bà bầu 3 tháng đầu bị ra máu

Bà bầu 3 tháng đầu thường gặp tình trạng bệnh ra máu, hiện tượng này được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu bà bầu gặp các dấu hiệu về màu sắc máu thay đổi khác nhau có thể bà bầu đang gặp nguy hiểm về sức khỏe.

6.1. Các nguyên nhân gây bệnh ra máu

Ra máu thai: Khi phôi cấy vào tử cung có thể gây chảy máu nhẹ, đây là hiện tượng bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất.

Ra máu do sảy thai: Khi bà bầu có cảm giác đau quặn bụng vùng dưới, kèm theo dấu hiệu máu đặc xuất hiện thì rất có thể bị sảy thai. Khi gặp phải trường hợp này bà bầu cần đi cấp cứu ngay.

6.2. Cách xử lý tình trạng khi bị ra máu

- Cần có chế độ nghỉ ngơi lành mạnh

- Theo dõi lượng máu xuất hiện, màu máu 

- Không nên quan hệ khi có hiện tượng ra máu.

- Cần đến bác sĩ để được theo dõi và điều trị kịp thời tránh điều đáng tiếc xảy ra.

7. Bà bầu 3 tháng đầu bị sảy thai

Sảy thai là hiện tượng thai nhi bị mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Theo thống kê cho thấy 80% các ca sảy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cùng là sảy thai nhưng lại có những hình thức khác nhau

7.1. Các hình thức sảy thai ở bà bầu 3 tháng đầu

Sảy thai ngoài tử cung: là trường hợp trứng thụ tinh và làm tổ ở nơi khác thay vì trong buồng tử cung. 

Sảy thai hoàn toàn: Là tình trạng thai bị sảy và sẽ ra khỏi cơ thể bà bầu trong một lần duy nhất.

Sảy thai không hoàn toàn: Phôi thai chết nhưng không được đẩy ra hết mà sẽ đẩy ra dần dần.

Sảy thai liên tiếp: Là trường hợp bị sảy thai 3 lần liên tiếp. Tình trạng này hiếm gặp.

7.2. Nguyên nhân bà bầu bị sảy thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sảy thai ở bà bầu. Một số nguyên nhân phổ biến sau:

Bà bầu bị sảy thai do vấn đề về nhiễm sắc thể

Theo thống kê có khoảng 50% các ca sảy thai trong 3 tháng đầu tiên liên quan đến vấn đề nhiễm sắc thể. Nguyên nhân là do quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng tạo thành phôi có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể thừa hoặc thiếu khiến phôi không phát triển được nữa.

Bà bầu bị sảy thai do vấn đề về nhau thai

Nhau thai là màng bảo vệ bé tránh các tác động mạnh, đồng thời còn là cầu nối giữa bà bầu và bé yêu. Nhau thai thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể bà bầu đi nuôi thai nhi phát triển. Nếu nhau thai có vấn đề, sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng và nặng nhất là gây sảy thai.

Bà bầu bị sảy thai do hở eo tử cung

Nếu cổ tử cung của bà bầu quá yếu, eo cổ tử cung hở có thể dẫn đến sảy thai do cổ tử cung không đủ khả năng giữ nguyên thai nhi nằm trong bụng bà bầu.

Cấu trúc tử cung bất thường

Các bất thường của tử cung như tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng, tử cung một sừng… cũng có thể gây sảy thai. Bên cạnh đó, u xơ tử cung cũng có nguy cơ gây hại cho thai nhi.

7.3. Việc nên làm để ngăn ngừa bà bầu bị sảy thai

Bất kỳ bà bầu nào cũng có thể gặp những nguy cơ, nguy hiểm xảy ra bất cứ lúc nào mà không báo trước. Do vậy, bà bầu cần lưu ý những biện pháp ngăn ngừa:

- Nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân để nắm rõ tình hình sức khỏe cũng như các nguy cơ có thể gặp khi mang thai

- Cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học khi có ý định mang thai.

- Tránh xa thuốc lá, các đồ uống có cồn và các chất kích thích.

- Hạn chế vận động mạnh, nên chọn những môn tập thể dục nhẹ nhàng. 

8. Bà bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ

Bệnh mất ngủ ở bà bầu 3 tháng đầu là bệnh lý do rối loạn về giấc ngủ. Biểu hiện của rối loạn đó: Khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm, tỉnh giấc nhiều lần….Theo thống kê có 50% bà bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ, cũng có một số bà bầu bị mất ngủ suốt thai kỳ.

8.1. Nguyên nhân mất ngủ bà bầu 3 tháng đầu

Chuột rút: Do sự hình thành và phát triển thai nhi sẽ lấy đi chất dinh dưỡng từ bà bầu, làm cho bà bầu mất chất nếu như không bổ sung chất dinh dưỡng kịp, dẫn đến tình trạng bị chuột rút.

Đi tiểu nhiều lần trong đêm

Khi mang thai do bà bầu phải dung nạp nước và các thực phẩm bổ sung hàng ngày nhiều hơn so với người bình thường, điều này khiến cho thận làm việc nhiều hơn, làm tăng lượng ure và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn.

Ốm nghén

Tình trạng ốm nghén cùng với triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi… cũng là yếu tố khiến cho bà bầu mất ngủ.

Cử động của thai nhi

Thai nhi bắt đầu hình thành cùng với các cử động nhẹ, xoay chuyển nhất là bà bầu có thể cảm nhận được từ dây rốn của mình điều này khiến bà bầu bị mất ngủ.

Lo lắng và căng thẳng

Những lo lắng, suy nghĩ và kế hoạch trong thai kỳ cũng như sau sinh về vấn đề chăm sóc và nuôi dạy bé, công việc, gia đình… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh mất ngủ cho bà bầu.

8.2. Cách cải thiện tình trạng mất ngủ bà bầu 3 tháng đầu

Việc mất ngủ ở bà bầu về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu. Do vậy, bà bầu nên làm những việc sau:

- Tránh ăn uống quá no trước khi đi ngủ.

- Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn chậm nhai kỹ để dạ dày không bị quá tải

- Massage, tắm nước ấm, xoa bóp cơ thể để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

- Chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ 

Qua bài viết “ Bệnh thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu” hy vọng các bà bầu, các chị em phụ nữ đang có ý định mang thai thì hãy trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho bản thân để tránh được các bệnh nguy hiểm trong thai kỳ cũng như những điều không mong muốn xảy ra.

NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến Chưng Sẵn Nest Holisim 

  

Zalo
Hotline