KINH NGHIỆM CHĂM SÓC BÀ BẦU 3 THÁNG GIỮA

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC BÀ BẦU 3 THÁNG GIỮA

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC BÀ BẦU 3 THÁNG GIỮA

Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ có thể nói đây thời gian bà bầu cảm nhận được sự thoải mái nhất. Bởi vì thời gian này cảm giác nôn nghén, khó chịu đã giảm dần và biến mất, bà bầu trở nên vui vẻ nhanh nhẹn hơn trước. 

Đây có thể được coi là thời “điểm vàng” cho thai nhi phát triển tốt nhất. Vì vậy, việc chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Thấu hiểu được vấn đề này, bài viết “ Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa” sẽ cung cấp nhiều kiến thức cho bà bầu 3 tháng giữa và những người chuẩn bị chăm sóc cho bà bầu 3 tháng giữa tự tin hơn để đảm nhiệm công việc trong thời gian sắp tới.

1. Thời điểm khám thai quan trọng của bà bầu 3 tháng giữa

Có thể nói rằng, việc khám thai là một việc làm quan trọng xuyên suốt quá trình mang thai, vì thế bà bầu không được quên bất kỳ thời điểm nào đâu nhé. Cũng như giai đoạn 3 tháng đầu, bà bầu 3 tháng giữa lại có những thời điểm quan trọng để làm các xét nghiệm, sàng lọc, theo dõi các dị tật thai nhi.

1.1. Vai trò của việc khám thai của bà bầu 3 tháng giữa

Khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu 3 tháng giữa làm xét nghiệm siêu âm 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là khoảng thời gian từ tuần 16 đến tuần 22. Từ kết quả siêu âm sẽ cho biết thai nhi có những đặc điểm về hình dạng, giới tính cũng như tầm soát các dị tật bẩm sinh bất thường khác.

1.2. Thời điểm khám thai tuần 16-18 

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra thông thường như đo cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm 2D để đánh giá sự phát triển của thai nhi và theo dõi sức khỏe của bà bầu.

Đây cũng là thời gian khám thai 3 tháng giữa quan trọng nhất. Bởi vì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sàng lọc Triple test. Đây là 1 loại xét nghiệm máu để dự đoán sớm nguy cơ thai nhi bị Down hoặc dị dạng nhiễm sắc thể. Đúng như cái tên Triple test. Nó bao gồm 3 xét nghiệm là:

- Xét nghiệm protein AFP do bào thai sản xuất.

- Xét nghiệm nội tiết tố hcG do nhau thai sản xuất.

- Xét nghiệm Estradiol, là một loại nội tiết estrogen do nhau thai và thai nhi sản xuất.

Triple test không cho biết tình trạng thai nhi, mà là xét nghiệm dự đoán xem sự di truyền nhiễm sắc thể có nguy cơ bị rối loạn hay không. Nếu Triple test cho thấy nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm chọc ối vào lịch khám thai 3 tháng giữa.

1.3. Thời điểm khám thai tuần 22

Vào thời điểm tuần 22, bà bầu cần phải thực hiện khá nhiều xét nghiệm:

- Đo cân nặng và huyết áp, kiểm tra tổng quát sức khỏe của bà bầu.

- Đo chiều dài từ đỉnh tử cung đến xương mu để đánh giá sự phát triển của thai nhi. 

- Nghe tim thai.

- Siêu âm 4D để kiểm tra hình thái, giải phẫu thai nhi, xác định nhau thai, lượng nước ối, tính chính xác tuổi thai. Tìm các bất thường ở tim, xương, cột sống, não, thận, chân tay.

Dựa vào kết quả siêu âm 4D bác sĩ đã có thể nhìn thấy khá rõ các bộ phận của thai nhi. Do đó có thể phát hiện sớm dị dạng ở các cơ quan nội tạng cũng như dị tật hình thái như: sứt môi, hở hàm ếch. 

Vì vậy thời điểm khám thai vào tuần 22 là vô cùng quan trọng. Bởi vì, nếu phát hiện dị tật nghiêm trọng thì có thể thực hiện đình chỉ thai nghén trước tuần 28.

Ngoài ra, siêu âm 4D của bà bầu 3 tháng giữa còn giúp bà bầu kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến thai kỳ. Một số thủ thuật sản phụ khoa như khâu eo tử cung, cắt khối u buồng trứng có thể được thực hiện trong thời gian này mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu thăm khám muộn, sẽ gây nguy hiểm cho cả bà bầu và bé yêu.

Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiết niệu và nguy cơ tiền sản giật.

- Test dung nạp đường để tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

- Tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu đối với bà bầu mang thai đầu tiên, mũi tiêm nhắc uốn ván được lặp lại một tháng sau.

1.4. Thời điểm khám thai tuần 26

Đây là lần khám cuối cùng của bà bầu 3 tháng giữa, lần khám này bác sĩ cũng thực hiện các xét nghiệm đơn giản để theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi mà không làm xét nghiệm đặc biệt nào. 

Ngoài xét nghiệm đo cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, thì bà bầu còn làm thêm xét nghiệm máu để xác định nhóm máu, yếu tố Rh và viêm gan B.

2. Sự thay đổi cơ thể bà bầu 3 tháng giữa và thai nhi

Bước sang giai đoạn này, bà bầu tuy đã giảm bớt hoặc hết hẳn các triệu chứng nôn nghén nhưng cơ thể bà bầu và bé vẫn có những sự thay đổi khác biệt. 

2.1. Sự thay đổi cơ thể bà bầu 3 tháng giữa

Ở giai đoạn này bà bầu 3 tháng giữa có những thay đổi rõ rệt sau đây:

- Tăng cân: Sau khi các triệu chứng nôn nghén giảm bớt thì bà bầu sẽ ăn uống tốt trở lại, sức khỏe cũng tốt hơn nên cân nặng có thể tăng từ 0,5 - 1kg/tuần.

- Đau lưng: Do trọng lượng cơ thể tăng, thai nhi ngày càng lớn hơn gây áp lực lên vùng lưng khiến lưng bà bầu bị đau lưng thường xuyên

- Đau đầu: Tình trạng này xuất hiện ở hầu hết các bà bầu. Để giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi do đau đầu gây ra, chúng ta hãy chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa bằng cách tạo điều kiện cho bà bầu nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn đầu óc, hít thở sâu.

- Căng tức bụng: Khi bước vào thời điểm này thì bà bầu 3 tháng giữa có thể cảm nhận được cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói. Lý do bởi vì thời điểm này cổ tử cung mở rộng và gây áp lực lên các cơ, dây chằng. Ngoài ra, táo bón cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng căng tức, đau bụng.

- Cơn gò Braxton-Hicks: Từ tháng thứ 4, bà bầu sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn gò, mỗi cơn thường kéo dài khoảng 1-2 phút với nhịp điệu và cường độ khác nhau. Nguyên nhân của các cơn gò là do tập thể dục, mất nước hoặc có sự đụng chạm đến bụng bầu.

- Thai máy: Tùy vào từng trường hợp mà bà bầu có thể cảm nhận rõ các cử động của bé ngay từ khi bước vào giai đoạn 3 tháng giữa hoặc phải chờ đến tận cuối tháng 6.

- Ngực to ra: Sau giai đoạn 3 tháng đầu tiên, tình trạng ngực căng tức sẽ mất đi nhưng kích thước ngực sẽ tiếp tục phát triển để chuẩn bị nguồn sữa nuôi dưỡng bé yêu.

- Da bà bầu thay đổi: Da của bà bầu ba tháng giữa rất nhạy cảm, dễ bị nám, vùng bụng bầu có xuất hiện đường sọc màu nâu đậm.

- Đi tiểu ít hơn: Lúc này, tử cung và bàng quang đã cách xa nhau nên tần suất đi tiểu của bà bầu sẽ giảm bớt nhưng sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối của thai kỳ.

- Giãn tĩnh mạch: Biểu hiện của tình trạng này là các tĩnh mạch ở chân bị sưng, có màu tím hoặc màu xanh. Nguyên nhân là do thai nhi càng lớn khiến các áp lực ở vùng chân càng tăng lên.

2.2. Sự thay đổi thai nhi

Ngay tuần thứ 28 thai nhi có thể đạt 1,1 kg, chiều dài có thể lên đến 40 cm. Bà bầu có thể cảm nhận được một số cử động của thai nhi trong bụng như đá, xoay người, di chuyển. Trong giai đoạn này, các cơ quan, bộ phận của thai nhi đã phát triển đầy đủ, não bộ cũng phát triển với tốc độ rất nhanh.

Khi siêu âm thai, ba mẹ có thể quan sát được rõ hình thái, cử chỉ của thai nhi. Lông mi, móng chân, móng tay đã phát triển rõ rệt.

3. Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng giữa

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, phát triển về khung xương và chiều cao nên cần tăng cường đáp ứng dinh dưỡng rất lớn. Bà bầu trong giai đoạn này cần chú ý đến chế độ ăn mỗi ngày. Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa cần lưu ý những thực phẩm sau chính sau:

3.1. Thực phẩm giàu chất đạm

Đây là chất cần thiết để hình thành bào thai, nhau thai và mô ở cơ thể bà bầu. Vì thế bà bầu nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu.

3.2. Thực phẩm giàu chất sắt

Bà bầu 3 tháng giữa nên tăng cường bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt bò, tổ yến chưng các loại, gan động vật, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ để phòng ngừa thiếu máu cho bà bầu. 

Ngoài ra, bà bầu cần ăn thêm thực phẩm giàu axit folic, vitamin B12, B6 như: cá hồi, hạnh nhân, trứng gà, quả bơ để tăng cường tạo máu, tạo hồng cầu.

3.3. Chất béo

Một loại chất rất cần thiết cho việc xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi, đồng thời cung cấp năng lượng, hỗ trợ cho bà bầu hấp thu các vitamin tan trong dầu. Bà bầu 3 tháng giữa nên tăng cường sử dụng chất béo, bao gồm cả mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ với lượng ít và dầu nành, dầu mè, mỡ cá với lượng nhiều hơn;

3.4. Thực phẩm giàu canxi

Nhu cầu canxi hằng ngày của bà bầu 3 tháng giữa luôn được khuyến khích là 1.000 – 1.200 mg/ngày để trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Các thực phẩm giàu canxi bà bầu nên bổ sung như: sữa và chế phẩm từ sữa, các loại đậu, rau xanh, cá, tôm, cua đồng.

3.5. Thực phẩm giàu DHA

Trong giai đoạn này, do não bộ của thai nhi sẽ phát triển một cách nhanh chóng, để hỗ trợ cho bé yêu trong lúc này, bà bầu cần bổ sung thực phẩm giàu DHA như hạnh nhân, hạt macca, hạt dẻ, hạt óc chó, dầu ô-liu, dầu mè hoặc ăn các loại cá biển như cá hồi, cá thu.

3.6. Chất xơ

Đây là chất không thể thiếu ngay từ giai đoạn đầu của bà bầu, vì thế khi bước vào giai đoạn 3 tháng giữa, bà bầu cần bổ sung chất xơ từ ngũ cốc, khoai lang, trái cây, rau xanh và uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón, trĩ.

4. Chế độ sinh hoạt của bà bầu 3 tháng giữa

Ngoài việc chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu và bé yêu, thì chế độ sinh hoạt hằng ngày của bà bầu cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe cho bà bầu. Vì thế một số việc bà bầu 3 tháng giữa cần điểm qua nhé: 

4.1. Một số việc bà bầu 3 tháng giữa nên thực hiện

Khi bước vào giai đoạn 3 tháng giữa thì bụng bà bầu đã bắt đầu lớn dần, do vậy bà bầu cần hết sức cẩn thận trong việc đi lại, leo cầu thang, đi xe máy. 

Ngoài ra, bà bầu cần sắp xếp thời gian cho việc nghỉ ngơi một cách hợp lý, không làm việc quá sức.

Bà bầu nên tăng cường tập luyện mỗi ngày với những bài tập thích hợp như yoga, đi bộ, bơi lội. Tập luyện đúng cách giúp cơ thể bà bầu dẻo dai, tăng sức đề kháng, tăng cân hợp lý, giảm nguy cơ tiểu đường, tiền sản giật.

Một điểm quan trọng bà bầu 3 tháng giữa không được quên đó là lịch khám thai định kỳ để kiểm tra, theo dõi sự phát triển của bé yêu và phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. 

4.2. Một số việc bà bầu 3 tháng đầu không nên thực hiện

Tránh tiếp xúc và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas các loại. Vì khi hấp thụ các loại đồ uống này, bà bầu có thể bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Tránh tắm nước nóng hoặc ngâm bồn nước nóng bởi nếu nhiệt độ nước quá nóng sẽ khiến bà bầu có thể bị tăng nhiệt độ cơ thể đột ngột dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi. Bà bầu có thể bị tụt huyết áp gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất xỉu.

Trên đây là kinh nghiệm chăm sóc cho bà bầu 3 tháng giữa. Hy vọng bà bầu cần trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân một cách kỹ lưỡng để đảm bảo sức khoẻ tốt cho mình và đón bé yêu chào đời một cách an toàn nhé.

TỔ YẾN NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến Chưng Sẵn Nest Holisim

Zalo
Hotline