CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU BỊ ĐAU ĐẦU

CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU BỊ ĐAU ĐẦU

CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU BỊ ĐAU ĐẦU

Bà bầu 3 tháng đầu thường xuất hiện những triệu chứng đau đầu ở những tuần đầu. Gặp phải trường hợp này thì không tránh khỏi cơ thể bà bầu cảm thấy bất lực, khó chịu và mệt mỏi. Không những thế tình trạng đau đầu còn gia tăng theo từng tuần thai kỳ tiếp theo. Dù rằng bệnh đau đầu ở bà bầu giai đoạn thai kỳ này vô cùng phổ biến, nhưng mức độ rủi ro là không đoán trước được, bà bầu vẫn cần thăm khám và theo dõi để tránh những biến chứng không may có thể xảy ra. 

Đó có phải là căn bệnh nguy hiểm không? Bạn có biết cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu không? hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để hiểu sâu thêm vấn đề này nhé!

1. Tại sao bà bầu 3 tháng đầu hay bị đau đầu?

Khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu có thể bị tăng cân do cân nặng của thai nhi tăng nhanh. Đó cũng là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu khắp cơ thể, rối loạn thần kinh. Oxy và máu truyền không đủ lên não gây nên đau đầu. 

Nội tiết tố nữ progesterone cũng được tiết ra với một lượng lớn khiến cơ thể bà bầu ở một trái thái khác nhiều so với lúc chưa mang thai. Progesterone có tác dụng làm giãn nở mạch máu, khi bài tiết một lượng lớn progesterone thì tác dụng này càng mạnh, dễ xảy ra chứng đau đầu.

Hệ miễn dịch cũng bị suy yếu ở thời điểm này. Bà bầu sẽ dễ cảm thấy đau nặng đầu, đau từ sau mắt, cứng cổ và lưng…

(Hình ảnh minh họa)

Cơn đau đầu đặc trưng gây ra đau nhói dữ dội hoặc cảm giác bị bóp đầu, bị đập thường ở một bên đầu. Nó thường kèm theo buồn nôn, nôn mửa và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài hàng giờ đến hàng ngày và chuyển biến nghiêm trọng đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày của bà bầu. Bản chất cơn đau đầu này là một hiện tượng sinh lý nên nếu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và nhanh chóng biến mất thì các bà bầu không phải lo lắng quá. Bà bầu nên bình tĩnh, bồi bổ và chăm sóc bản thân thật tốt, thì nó sẽ khỏi nhanh chóng. 

Theo thông thường thì bệnh đau đầu vẫn sẽ tiếp tục diễn ra cho đến tháng thứ 5 của thai kỳ và sẽ có xu hướng cải thiện dần. Các nguyên nhân cơ bản thường gặp gây nên chứng đau đầu cho bà bầu 3 tháng đầu phải kể đến như:

- Nhiệt độ cơ thể bị tăng đột ngột, lượng máu lưu thông bị rối loạn 

- Tiếp xúc trực tiếp nơi có ánh nắng mạnh, nơi có âm thanh lớn, mùi hương nồng…

- Tình trạng ốm nghén nặng, không ăn uống được, áp lực căng thẳng lên thần kinh

- Lo lắng, hồi hộp quá mức vì lần đầu mang thai 

- Thói quen sống, ăn uống không lành mạnh

- Ngủ không đủ giấc

- Không rèn luyện tập thể dục 

- Đau đầu ảnh hưởng do cảm cúm cảm lạnh

- Không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng 

- Tư thế ngủ không hợp lý

2. Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu 

Mới chớm nở niềm vui có con nhỏ, thì bà bầu lại phải lo lắng về những rắc rối nhỏ của chứng bệnh đau đầu xảy ra ở đoạn đầu giai đoạn thai kỳ. Giờ đây, bà bầu không chỉ sống cho riêng mình mà còn có một thiên thần nhỏ trong bụng. Vì vậy, người làm mẹ không được chủ quan mà phải đảm bảo tuyệt đối an toàn sức khỏe. Đặc biệt trên đầu vốn là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nhất.

2.1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hay bị đau đầu

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, kích thước dạ dày của bà bầu có thể bắt đầu tăng lên nên hay cảm thấy no và ăn ít hơn. Trường hợp dù ăn quá no hoặc quá ít đều khiến tình trạng đau đầu ở bà bầu tăng.

Không thể ăn một lúc quá nhiều thức ăn, bà bầu nên chia bữa ăn của mình thành nhiều phần nhỏ hơn. Ăn các bữa ăn cân bằng và có một cuộc sống thai sản thoải mái và an toàn. Khi tình trạng áp lực tinh thần giảm thì cơ thể sẽ thư giãn và bớt căng thẳng. Vấn đề đau đầu sẽ cải thiện tốt hơn. 

(Hình ảnh minh họa)

Thiếu máu do thiếu sắt. Nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu, nếu thiếu sắt, bà bầu sẽ cảm thấy khó thở, đánh trống ngực, đau đầu, chóng mặt, choáng váng và mệt mỏi khi vận động. Những trường hợp nhẹ ít ảnh hưởng đến em bé nhưng cần thận trọng vì thiếu máu do thiếu sắt nặng có thể khiến em bé nhẹ cân. Suy ra, trong chế độ ăn hằng ngày của bà bầu, nên cân nhắc các thực phẩm bổ sung thêm chất sắt. Thực phẩm chứa sắt phải kể đến như: gan heo, gan bò, hàu, cải bó xôi…

Lưu ý: gan chứa nhiều vitamin A nên không nên lạm dụng quá nhiều!

Ngoài bổ sung sắt, thì vitamin C cũng được cho là một chất xúc tác giúp hấp thụ chất sắt một cách hiệu quả. Khuyến khích cho vào thực đơn hằng ngày các loại trái cây khác nhau và rau xanh. 

2.2. Bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu phải làm sao?

Chứng ốm nghén cũng là một tác nhân gây nên đau đầu. Triệu chứng ốm nghén của cùng một giai đoạn đầu nhưng của người lần đầu mang thai và người mang thai lần thứ hai là khác nhau, vì vậy cấp độ dẫn đến bệnh đau đầu cũng khác nhau. 

- Hạn chế ăn những thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, các loại cá chứa nhiều thuỷ ngân: khiến tình trạng nghén tăng, kéo theo tình trạng đau đầu tăng.

- Thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi nhiều hơn: Bà bầu không thể tập trung công việc hoặc làm việc nhà vì triệu chứng đau đầu cứ lặp lại. Mang thai là một giai đoạn khó khăn, hãy từng bước vượt qua từng giai đoạn, đừng cố gắng ôm đồm nhiều việc quá sức nhé. 

- Khi muốn sử dụng thuốc giảm đau phải tham khảo ý kiến bác sĩ: Khi những cơn đau đầu xuất hiện, bà bầu thường nghĩ ngay đến thuốc giảm đau, nhưng hãy nhớ rằng bên trong cơ thể bạn vẫn còn 1 sinh linh bé nhỏ, không được tự ý dùng thuốc như cho người bình thường sử dụng, nên trao đổi qua với bác sĩ về thành phần và liều lượng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

- Nâng cao thể chất và tinh thần: Giai đoạn đầu của thai kỳ với nhiều mong đợi và lo lắng. Ngay cả trước khi mang thai, đau đầu có thể khiến bạn uể oải và buồn phiền. Quan trọng nhất vẫn là thể chất tinh thần, bớt lo âu và suy nghĩ, để cho cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý. Bà bầu cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, không nên để tâm trạng nóng giận, căng thẳng, stress, dẫn đến căng thẳng hệ thần kinh.

- Tham gia các buổi rèn luyện thư giãn: Thiền, yoga cũng như các bài tập xoa bóp cổ, vai và lưng có thể giúp giảm đau đầu tạm thời.

- Uống đủ lượng nước cần thiết hằng ngày: Nước ấm cũng rất tốt cho da bà bầu và cải thiện chứng đau đầu hiệu quả.

- Tránh để bà bầu mang vác nặng, tránh vươn cao tay: Hạn chế di chuyển cầu thang nhiều lần.

Một số tip massage êm ái giúp bà bầu thoải mái bớt đau đầu:

Massage da đầu nhẹ nhàng, khu vực thái dương, vùng trán hoặc hai bên vai... Sử dụng ghế massage dành riêng cho bà bầu kích thích máu lưu thông. Dùng túi chườm: Chườm lạnh: Đặt một miếng khăn mỏng lạnh lạnh lên trán hoặc lên thái dương sẽ làm dịu cơn đau, cải thiện lưu thông máu. Chườm nóng: Lấy khăn ấm chườm sau gáy, kết quả giảm đau, bớt luôn căng thẳng. Hoặc tắm vòi sen bằng nước ấm. Ngâm chân bà bầu vào chậu nước ấm khoảng 10 phút trước khi ngủ.

Cuối cùng là hãy để bà bầu được nuôi dưỡng thai nhi trong một môi trường sống đầy những điều tích cực, không khí trong lành. Những lúc rảnh rỗi, bà bầu cũng nên viết thêm vào danh sách những việc cần làm với thai nhi như là kể chuyện, đọc sách cho bé nghe hoặc mở một bản nhạc sâu lắng, êm dịu, giúp tăng sự kết nối của mẹ và bé. Điều đó khiến cho tâm trạng bà bầu tràn đầy năng lượng hạnh phúc hơn, con ngoan, mẹ cũng khỏe mạnh.

Hy vọng rằng bài viết về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu đã giải đáp được đúng thắc mắc của mọi người. Chúc cho các bà bầu luôn vui vẻ và khỏe mạnh, để thuận lợi cho hành trình bảo vệ những thai nhi bé bỏng lớn lên an toàn từ trong bụng mẹ.

NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến chưng sẵn Nest Holisim

Zalo
Hotline