NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC TIA SỮA Ở MẸ BỈM

NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC TIA SỮA Ở MẸ BỈM

NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC TIA SỮA Ở MẸ BỈM

“Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ”. Và bé nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cho đến khi đủ 24 tháng. Tuy nhiên, không phải mẹ bỉm nào cũng có đủ lượng sữa dồi dào để đáp ứng những bữa ăn của bé. Một trường hợp thường xuyên xảy ra và đang được nhiều mẹ bầu quan tâm đến nhất là bị tắc sữa khi đang cho con bú. Vậy thì đâu là nguyên nhân gây nên việc tắc sữa ở mẹ? Các mẹ hãy tham khảo và tìm hiểu những nguyên nhân sau đây để kịp thời tìm cách chữa trị nhé! 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc mẹ bị tắc sữa. Nhưng phần đông đều do chế độ sinh hoạt, khẩu phần ăn uống hàng ngày, chưa nạp đủ chất dinh dưỡng. Cùng với đó là những kiến thức sai lệch, là nguyên do phổ biến gây tắc sữa ở hầu hết các mẹ bỉm. 

1. Sau khi sinh tinh thần mẹ hay bị căng thẳng, mệt mỏi quá độ 

Mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm là những dấu hiệu nghiêm trọng về tinh thần mà các mẹ bầu thường phải đối diện nhất là sau khi sinh. Nguyên nhân là những thay đổi lớn về ngoại hình, về cách chăm sóc trẻ nhỏ, đồng thời cũng có những áp lực về tài chính... Chính những nguyên nhân về tâm lý này mà nhiều mẹ bỉm đã và vẫn tiếp tục bị mắc phải tình trạng tắc sữa. 

Bên cạnh đó, những chướng ngại về tâm lý đó là một chất xúc tác đi kèm để khiến tình trạng tắc sữa trở nên nghiêm trọng hơn. Các mẹ nên chủ động đi đến các phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện lớn. Như vậy sẽ được thăm khám bác sĩ kĩ càng nếu như thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường của cơ thể. Và các mẹ nên nhớ hãy giữ cho tâm lý luôn ổn định, tinh thần được thoải mái. Cùng những suy nghĩ tích cực thì chất lượng sữa được cải thiện đáng kể và không còn là vấn đề đáng lo ngại. 

>> Xem thêm:  Tắc tia sữa thường xảy ra ở thời điểm nào sau sinh

2. Mẹ bầu sử dụng Caffeine quá mức cho phép 

Nghiện cafe khi mang thai sẽ dễ bị tắc tia sữa

Các thức uống chứa nhiều caffeine như là cà phê, trà, socola... Đây là những chất mà các mẹ bầu không nên sử dụng quá nhiều nhất là trong giai đoạn thai kỳ và hậu sinh sản. Bởi vì khi lạm dụng quá thì sẽ khiến cho cơ thể mẹ bị mất nước và tuyến sữa tiết ra ít hơn. 

Hơn thế nữa, trẻ có thể hấp thụ caffeine thông qua tuyến sữa mẹ và điều đó khiến cho bé bị khó ngủ, khóc quấy. Vì thế, các mẹ cần nhắc kỹ càng trước khi sử dụng thức uống chứa nhiều caffeine để không ảnh hưởng đến cả trẻ và nguồn sữa. 

3. Sử dụng thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến người tiếp xúc trực tiếp. Đây là một thứ độc hại, tác động trực tiếp đến phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Ngay cả người bình thường cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng quá nhiều. Thuốc lá chứa rất nhiều thành phần làm cản trở quá trình hoạt động của phổi. Qua đó gây tắc nghẽn mạch máu và giải phóng nguồn sữa từ mẹ. 

4. Sử dụng thức uống có cồn

Bia hay rượu là thức uống có độ cồn cao cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho nguồn sữa mẹ bị tắc. Đồng thời, hương vị của sữa cũng sẽ bị thay đổi nếu mẹ uống quá nhiều bia, rượu. Thông qua đường sữa mẹ, trẻ có thể bị chán ăn và chậm phát triển. 

5. Lạm dụng một số thành phần thuốc

Cần có ý kiến của bác sĩ nếu có dùng thuốc trong quá trình cho con bú

Trong quá trình mang thai và chăm con, mẹ có thể dễ bị suy nhược cơ thể do tinh thần không được duy trì ổn định. Lúc này, mẹ sẽ cần bổ sung một số loại thuốc để duy trì. Tuy nhiên có nhiều thành phần kháng sinh trong một số loại thuốc mẹ bầu sẽ không thể sử dụng được. 

Một số thành phần có trong thuốc như Testosterone, pseudoephedrin, estrogen, progestin và các dẫn xuất ergot như bromocriptine, ergotamin... Chúng sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tuyến sữa. Vì vậy các mẹ nên tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ trước khi sử dụng. 

6. Có chế độ ăn uống không hợp lý

Thực phẩm, thức uống không lành mạnh, không hợp lý cũng là lý do khiến tình trạng tắc sữa ở nhiều mẹ có nguy cơ tiếp diễn. Những nguyên do phổ biến như chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, tích tụ nhiều chất béo xấu, sử dụng những loại thực phẩm như rau thơm, rau mùi tây, bạc hà… cũng ảnh hưởng đến tuyến sữa. Vì vậy, các mẹ hãy lưu ý và cần điều chỉnh phù hợp với chế độ ăn hàng ngày. 

>> Xem thêm:  Bị tắc tia sữa thì nên làm gì, ăn gì?

7. Các mẹ đã từng sử dụng thuốc tránh thai

Nhiều chị em phụ nữ chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để có con hoặc mang thai ngoài ý muốn. Thế nên họ đã chọn phương thức sử dụng thuốc tránh thai sau khi quan hệ. Trong trường hợp thuốc tránh thai có chứa thành phần estrogen sẽ vô hình chung gây hại đến nguồn sữa mẹ. 

8. Bắt đầu giai đoạn mang thai

Khi mang thai, hormone sẽ có xu hướng thay đổi. Điều này cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nguồn sữa và gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến sữa ở mẹ. 

Trên đây là tổng hợp các nguyên nhân gây tắc sữa ở mẹ bỉm. Đây là vấn đề gây nên sự đau đầu, nỗi lo của các mẹ sau khi sinh. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các mẹ có thể tìm được phương thức chữa trị phù hợp. 

Nguồn tổng hợp

TỔ YẾN NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến Chưng Sẵn Nest Holisim

Zalo
Hotline