NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA SAU SINH

NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA SAU SINH

NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA SAU SINH

Bị tắc tia sữa là tình trạng thường thấy ở nhiều chị em phụ nữ. Các mẹ phải chịu đựng tình trạng cương vú, đau nhức và vô cùng hao sức. Không chỉ vậy, bị tắc sữa lâu dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ khiến bé gặp khó khăn khi bú và không được cho bú đủ no. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ các nguyên nhân và phương thức điều trị phù hợp với bản thân. Đồng thời tìm cách phòng ngừa và hạn chế hiệu quả tình trạng này. 

1. Triệu chứng tắc tia sữa sau sinh

Tình trạng tắc tia sữa thường xuyên xuất hiện là do lượng sữa bên trong vú không thể đẩy ra ngoài mà bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa. Điều này dẫn đến sự khó chịu đau đớn cho mẹ và sự khó khăn cho bé khi bú sữa. Vì thế tình trạng này cần phải được khắc phục kịp thời và nhanh chóng khi mẹ đang trong quá trình nuôi con bằng sữa. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Tùy vào mỗi mức độ tắc tia sữa của mẹ mà có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện đặc trưng khi các mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa sau sinh: 

- Mẹ sẽ thấy bầu ngực bị căng tức, đau. Mức độ đau này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

- Lượng sữa của mẹ có thể tiết ra ít hơn hoặc thậm chí không có mặc dù mẹ đã hút sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. 

- Ở bầu ngực của mẹ sẽ thấy xuất hiện những cục cứng có kích thước khác nhau. Tuy nhiên khi sờ vào thì lại gây đau nhức. Kèm theo đó là ngực của mẹ hay nóng bất thường và có thể dẫn đến tình trạng sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi.

2.  Nguyên nhân gây tắc sữa ở mẹ bỉm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa

Sau đây là một số nguyên nhân chính yếu có thể gây ra tình trạng tắc tia sữa sau sinh ở mẹ: 

Do mẹ vừa sinh

Đối với những bà mẹ khi sinh con bằng phương pháp mổ, do tác dụng của thuốc gây mê và gây tê nên đã ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của mẹ. Thuốc chống nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân khiến hormone sản xuất sữa của mẹ bị ức chế và gặp nhiều khó khăn. 

Do mẹ quá nhiều sữa

Có một số trường hợp, khi lượng sữa trong bầu vú của mẹ quá nhiều mà em bé lại không thể bú hết lượng sữa đó. Qua đó dẫn đến sữa bị tích tụ lại bên trong và lâu dần dẫn đến việc tắc tia sữa ở mẹ. 

Trẻ bú không đúng khớp

Khi cho con bú, nếu mẹ đặt miệng trẻ không đúng khớp thì có thể bé sẽ rất khó để bú hết lượng sữa mẹ. Vì vậy cũng gây nên tình trạng sữa đọng lại quá nhiều bên trong và xảy ra tắc tia sữa. 

Mẹ không cho bé bú thường xuyên

Mẹ không cho bé bú 5 tiếng một lần do bé mải ngủ hoặc mẹ bận bịu với công việc. Hoặc không vắt sữa đều đặn khi sữa tiết đầy. Lúc này sẽ xảy ra nguy cơ ứ đọng sữa bên trong, gây bít tắc ống dẫn sữa. 

Ngực của mẹ phải chịu áp lực lớn

Trong trường hợp này có thể mẹ đã chọn mặc những loại áo ngực quá chật hoặc có thể có thói quen nằm sấp khi ngủ nên đã khiến cho tia sữa bị ép. Từ đó gây ra tình trạng tắc sữa sau sinh. 

Không hút sữa thường xuyên

Khi bé không bú hết được lượng sữa mẹ thì mẹ phải chủ động hút sữa. Nếu không hút, lâu ngày sữa sẽ ứ đọng lại ngày một nhiều gây nên tình trạng tắc sữa. 

Stress, căng thẳng

Các giai đoạn trong khi hay sau khi mang thai, sản phụ nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái, vui vẻ. Nếu sau sinh mà phụ nữ phải chịu nhiều áp lực từ cuộc sống như việc chăm con đặc biệt là con đầu lòng thì rất dễ mắc phải stress. Đây cũng là nguyên nhân chính yếu gây ra việc tắc sữa. 

>> Xem thêm:  Tắc tia sữa thường xảy ra ở thời điểm nào sau sinh

3. Tắc tia sữa sau sinh có nguy hiểm không? 

Khi bị tắc tia sữa dù nặng hay nhẹ, các mẹ cũng không được chủ quan. Vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác nếu như không được điều trị kịp thời. 

- Viêm tuyến vú: Bệnh này sẽ khiến cho bầu ngực trở nên sưng to hơn, xuất hiện nhiều cục cứng khiến cho mẹ đau đớn. 

- Áp xe vú: Bệnh này thường xuất hiện khi tình trạng tắc tia sữa không được điều trị kịp thời gây ra tuyến vú bị mưng mủ nghiêm trọng. 

Việc tắc sữa này còn khiến mẹ bị mất sữa và không cho con bú được. Vì vậy, mẹ phải pha sữa theo công thức cho bé bú. 

Tắc tia sẽ sẽ khiến mẹ phải chịu đựng nhiều cơn đau. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của sản phụ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nuôi dạy con sau này. 

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh

Phương thức điều trị tạm thời tại nhà

- Lấy khăn mềm nhúng qua nước ấm rồi chườm lên vùng ngực bị đau. Đồng thời kết hợp với việc xoa bóp nhẹ nhàng trước khi cho bé bú. 

- Mẹ nên vắt sữa thủ công hoặc sử dụng máy vắt sữa. Như vậy sẽ tránh tình trạng sữa bị ứ đọng bên trong ngực quá lâu. 

- Mẹ nên cho bé bú ở bên ngực bị đau trước. Vì thế có thể thông tuyến sữa bên ngực bị đau và khiến sữa ra đều hơn. 

Những phương pháp phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh cho mẹ bầu 

Cho trẻ bú đúng cách, đúng cữ cũng giúp ngăn tắc tia sữa

Mẹ cần cho bé bú đúng thời gian theo từng cữ. Nếu bé bú ít mẹ có thể dùng tay hút sữa hoặc dùng máy để tránh tình trạng lượng sữa bị ứ đọng lâu trong ngực. 

Thường xuyên bổ sung lượng nước. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày có thể giúp sữa được sản xuất nhiều hơn. Đồng thời hỗ trợ tuyến vú có thể thông thoáng khiến lượng sữa chảy dễ dàng hơn. 

Nên bổ sung đủ chất từ chất xơ đến các chất đạm phù hợp. Đồng thời kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, hạnh phúc. Vì thế có thể hạn chế tối đa tình trạng tắc sữa. 

Không tác động lực mạnh lên vùng ngực bằng cách tránh việc chọn những áo ngực quá chật để mặc. Và khi ngủ cũng cần tránh việc nằm sấp. Bên cạnh đó là thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như đi dạo hay tập yoga. Nó sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất sữa và tránh nguy cơ tắc sữa sau sinh. 

>> Xem thêm:  Massage, chườm nóng có hết tắc sữa hoàn toàn không?

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và các phương pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh mà bạn nên áp dụng. Qua đó giúp bạn biết cách phòng ngừa cho bản thân để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ được suôn sẻ.

Nguồn tổng hợp

TỔ YẾN NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến Chưng Sẵn Nest Holisim

Zalo
Hotline