Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa?

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa?

PHỤ NỮ SAU SINH NÊN ĂN GÌ ĐỂ CÓ NHIỀU SỮA?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sau khi chào đời, để nguồn sữa mẹ đảm bảo được chất lượng cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ thì ngay từ khi mang thai cho đến lúc sinh, mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Phụ nữ sau sinh ăn gì để có nhiều sữa?

Tuy nhiên, có rất nhiều chị em gặp phải tình trạng ít sữa sau khi sinh nên lượng sữa hàng ngày không đủ cho bé bú, do đó có rất nhiều mẹ bầu lo lắng và thắc mắc rằng phụ nữ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa?

Trong bài viết hôm nay, bạn hãy cùng Nest Holisim tìm hiểu về các loại thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa hơn cho con bú nhé.

1. Sữa mẹ được sản sinh như thế nào?

Bầu vú của mẹ gồm 3 mô chính: mô tuyến, mô mỡ, mô liên kết. Trong đó mô mỡ và mô liên kết quyết định đến kích thước ngực của mẹ còn mô tuyến của mỗi mẹ đều như nhau gồm nhiều thùy, mỗi thùy có nhiều nang sữa.

Để sản xuất ra sữa, cơ thể mẹ có 4 hoóc môn chính là estrogen, progesterone, prolactin (kích thích tuyến sữa sản xuất sữa), oxytocin (kích thích cơ trơn của tuyến vú bài tiết ra sữa) và tự biết cách điều chỉnh hàm lượng các hoóc môn phù hợp để giúp bầu vú sản xuất sữa.

Khi mang thai, ngực của người mẹ sẵn sàng để sản xuất sữa. Thường vào quý 2 của thai kỳ, tuyến vú của mẹ đã bắt đầu tạo sữa non. Sữa này có màu vàng, đặc dính, rất giàu chất dinh dưỡng và các kháng thể.

Sau khi bé chào đời và rau thai đã bong, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn. Trong vài ngày tiếp theo, lượng sữa tiếp tục tăng và sữa đổi màu trắng, trông có vẻ loãng hơn. Và trong quá trình tạo sữa, mẹ chỉ cần cho con bú thường xuyên sẽ có sữa nhiều hơn.

Phản xạ xuống sữa

Xuống sữa hay tiết sữa là phản xạ có điều kiện đẩy sữa từ nang qua ống dẫn tới xoang sữa và núm vú.

Phản xạ này bắt đầu vài giây tới vài phút sau khi mẹ bắt đầu cho bé bú.

Có thể xảy ra vài lần trong mỗi cữ bú.

Mẹ cảm thấy râm ran hay hơi khó chịu ở ngực, nhưng cũng có thể không có cảm nhận gì.

Phản xạ này cũng có thể xảy ra tại các thời điểm khác, như khi người mẹ nghe thấy tiếng con khóc hoặc khi mẹ vừa nghĩ về bé.

Hầu hết mẹ bầu nào cũng muốn được nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào sau sinh cũng đủ sữa cho con bú vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này.

2. Tại sao mẹ sau sinh gặp phải tình trạng ít sữa?

- Yếu tố đầu tiên thường gặp nhất chính là do cơ địa của mẹ. Nhiều mẹ dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa phát triển nên cũng ít có khả năng tiết sữa. Hoặc nhiều mẹ do cấu trúc của cơ thể cũng không có khả năng tiết sữa. Lúc này mẹ có ăn nhiều nhiều loại thực phẩm khác nhau đi chăng nữa cũng chỉ giúp mẹ tăng cân chứ không thấy sữa đâu.

 

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ sau sinh ít sữa

- Mẹ bị ít sữa vì sau sinh vì chậm cho con bú. Thông thường, trong vòng 1 giờ sau khi sinh mẹ nên cho con bú ngay để bé được uống sữa non và kích thích sữa về nhiều hơn. Các mẹ mà để tận 2 - 3 ngày sau khi sinh mới cho con bú thường gặp tình trạng bị ít sữa.

- Mẹ có các bệnh lý cũng làm giảm khả năng tiết sữa như bệnh tim, bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng. Khi mẹ phải dùng thuốc kháng sinh vì bất cứ lý do gì cũng làm giảm khả năng tiết sữa như dùng thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau...

- Mẹ không tăng cân đầy đủ khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ bị ít sữa.

3. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú.

Nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ: 

- Chất béo: có vai trò hỗ trợ sự phát triển, sản sinh năng lượng và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.

- Protein: taurine là loại protein tốt nhất với vai trò quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển não bộ ở trẻ.

- Vitamin và khoáng chất: có vai trò tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.

- Thành phần dinh dưỡng khác: những chất dinh dưỡng khác trong sữa mẹ hỗ trợ khả năng nhận thức cho quá trình phát triển toàn diện.

Do đó trong thời kỳ cho con bú mẹ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để có được nguồn sữa mẹ chất lượng.

- Năng lượng: Năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ này là cần thiết và nên bổ sung tương đương với năng lượng để mẹ sản sinh sữa. Số lượng sữa trung bình một ngày bà mẹ cho con bú khoảng 750 -850 ml, tương đương với 67 kcal/100ml, tính ra khoảng 502 -570 kcal/ngày. Hiệu quả tổng hợp sữa ở cơ thể mẹ là 90%. Điều đó có nghĩa, nhu cầu năng lượng cần bổ sung thêm 550 - 625 kcal/ngày so với nhu cầu của người trưởng thành.

- Protein: Nhu cầu protein trong 6 tháng đầu được tăng thêm so với người trưởng thành là 20 -25 gam/ ngày. Sáu tháng tiếp theo sẽ tăng thêm 17 gam/ngày.

- Lipid: Đối với phụ nữ nói chung và bà mẹ sau sinh nói riêng, nhu cầu lipid/ năng lượng tổng số (%) là 20 - 25%, và tối đa là 30%.

- Vitamin: vitamin B2 (tăng thêm 0.5mg/ngày), vitamin C (95mg/ngày), folate (tăng thêm 100 mcg/ngày), vitamin A (850mg/ngày)

- Chất khoáng: Sắt (24mg/ngày), canxi (1,300mg/ngày), kẽm (trong 6 tháng đầu sau sinh khoảng 9.5 mg/ngày và sau 6 tháng khoảng 7.2 mg/ngày)

 4. Vai trò của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ.

- Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho cả mẹ và bé. Bé được nuôi bằng sữa mẹ sẽ ít ốm đau, phát triển tốt cả về trí não, cân nặng và chiều cao. Mẹ thì tránh được băng huyết sau sinh, co tử cung sớm, tiết kiệm kinh tế và gắn bó tình cảm mẹ con. 

- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trước các bệnh thường gặp và bệnh về tim mạch bởi sữa mẹ luôn dồi dào protein. Trong đó 1/2 hàm lượng protein là những globulin miễn dịch giúp chống lại những vi khuẩn, virus mang bệnh.

- Trẻ được bú sữa mẹ ít nhất là 6 tháng có thể hạn chế được các bệnh cấp và mãn tính thường gặp như tiêu chảy hay nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất có chứa taurine có lợi cho não bộ và võng mạc.

- Trẻ bú sữa mẹ hiếm khi mắc khuyết tật trong phát âm vì hoạt động bú mẹ tạo cho bé khả năng phát triển cùng lúc hệ cơ xương của ổ miệng và má.

5. Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa?

5.1. Cho con bú đúng cách.

Nhiều sữa sau sinh hay không quan trọng nhất là cho bé bú đúng cách. Các mẹ có thể nhờ nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn. Khi em bé bắt đầu chào đời, mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt, nên bú trước 1 giờ sau khi bé chào đời. Kể cả khi sữa chưa về mẹ vẫn cứ cho con bú. 

Cho con bú đúng cách rất quan trọng đến việc mẹ nhiều sữa hay ít

Việc cho con bú thường xuyên và bú đúng cách là cách tốt nhất để duy trì nguồn sữa mẹ bởi động tác mút sữa của em bé sẽ kích thích đầu vú, nơi có các đầu dây thần kinh giúp dẫn truyền luồng thần kinh ra thùy sau tuyến yên, giúp tiết ra 2 nội tiết tố là prolactin và oxytocin giúp mẹ tiết sữa và bài tiết sữa tốt hơn.

5.2. Thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn để có nhiều sữa

Rau ngót - Lợi sữa, giàu sắt và vitamin 

Rau ngót là loại thực phẩm lợi sữa quá quen thuộc với bà đẻ. Trong rau ngót chứa một hàm lượng sắt dồi dào, ngoài ra còn có nhiều đạm, chất xơ, vitamin A, C…

Tuy nhiên rau ngót thực sự không tốt cho phụ nữ mang thai vì nó gây ra những cơn co thắt ở tử cung, dẫn đến khả năng sảy thai, sinh non.

Phụ nữ sau sinh có thể chế biến rau ngót bằng cách luộc, canh rau ngót nấu thịt hoặc rau ngót xào... 

Móng giò heo - nhiều sữa, giàu chất đạm 

Các cụ xưa có quan niệm “Sau sinh ăn cháo móng giò nhiều sữa” bởi ăn bát cháo móng giò suốt cả đêm no nhờ gelatin trên bì. Đó là một loại chất đạm, cho mẹ chất dinh dưỡng để có lượng sữa dồi dào.

Tuy nhiên, nếu mẹ ăn 5 bữa đầy đủ đủ 4 nhóm thực phẩm, đặc biệt nhiều canh cho mẹ sau sinh thì sau mỗi bữa, sữa sẽ đầy ở buồng ti của mẹ, không cần phải ăn cháo móng giò.

Đu đủ - Giàu chất béo, vitamin

Đu đủ là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng gồm protein, chất béo cùng nhiều các loại vitamin thuộc nhóm, A, B, C, D, E.

Ngoài món đu đủ non hầm móng giò, mẹ cũng có thể dùng đu đủ nấu với cá chép, cá quả vừa dễ ăn vừa lợi sữa.  

Thịt bò - Nhiều sữa, không lo béo

Thịt bò xứng đáng được xếp vào danh sách những thực phẩm lợi sữa.

Thịt bò giàu đạm và vitamin B12 giúp bổ máu, tăng dẫn truyền thần kinh và phục hồi sức khỏe sau sinh cho phụ nữ.

Nhiều quan niệm cho rằng phụ nữ sinh mổ ăn thịt bò sẽ bị sẹo lồi là không có cơ sở.

Mẹ có thể chế biến các món thịt bò hầm khoai tây, thịt bò hấp, thịt bò xào, cháo thịt bò để đổi món trong tuần.

Quả sung - Giàu protein 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g.

Quả và lá sung non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo… 

Rong biển - Chứa nhiều đạm

Ngoài đạm, thực phẩm này còn dồi dào khoáng chất, sắt, các yếu tố vi lượng cùng nhiều vitamin rất có lợi cho sức khỏe.

Rong biển được dùng như một loại thực phẩm lợi sữa, bổ máu, bồi bổ cơ thể rất tốt cho người già, người mới ốm dậy đặc biệt là phụ nữ sau sinh.

Có thể dùng rong biển nấu canh ăn thường xuyên. 

Chuối sứ - Tăng sữa hiệu quả

Loại chuối này có vỏ hơi sần, quả tròn, to hơn các loại chuối khác, rất giàu giá trị dinh dưỡng.

Ngoài thịt chuối, các chuyên gia cho biết lớp vỏ mỏng bên ngoài thịt chuối sứ có tác dụng giúp sản phụ tăng sữa và giúp sữa về nhiều hơn. 

Gạo lứt - Nhiều khoáng chất có lợi 

Gạo lứt chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể như B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, magie, selen, kali, natri...

Tất cả các vitamin và khoáng chất này sẽ giúp giải độc cơ thể, đào thải độc tố tích tụ dưới da nên giúp mẹ sau sinh giảm cân an toàn, đồng thời nguồn sữa cũng về dồi dào hơn.

Để sử dụng gạo lứt kích sữa, các mẹ hãy chọn mua loại nguyên vỏ, lấy một nắm rang chín sau đó đổ nước nóng hãm như uống nước chè hoặc sắc trên bếp để lấy nước uống hàng ngày.

Các loại đậu - Giàu estrogen

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các loại đậu có một chất hoạt động như estrogen có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú, đồng thời lại rất tốt cho tâm trạng và sắc đẹp của phụ nữ sau sinh.

Sử dụng sữa đậu nành, cháo đậu xanh hoặc các món ăn từ đậu hầm nhừ sẽ giúp mẹ có được lượng sữa dồi dào. 

Rau má - Thanh nhiệt, giải độc

Giúp kháng khuẩn, máu huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện là da.

Bên cạnh đó nước rau má hay canh rau má thịt nạc cũng rất tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp tăng sữa và sữa về đều hơn. 

Tổ yến - Giàu protein, acid amin và các khoáng chất.

Từ tháng thứ 4 trở đi mẹ bầu đã có thể sử dụng tổ yến để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Đồng thời giúp cho chất lượng sữa mẹ được tăng lên rất nhiều vì trong tổ yến có chứa 50%-60% là protein, 18 loại acid amin và 31 nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu.

Tổ yến chưng sẵn dành cho mẹ bầu của Nest Holisim

5.3. Khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để mẹ có nhiều sữa

Khẩu phần ăn một ngày để cung cấp nhiều sữa cho bé cần đảm bảo:

- 200 gram thịt cá,

- 1 quả trứng,

- 1 lít sữa tươi hoặc sữa bột pha,

- 200-300 gram hoa quả,

- 500-600 gram rau xanh.

Dinh dưỡng đầy đủ các chất: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất đường (gạo, bắp, nếp, bột…), chất béo (ưu tiên cho không no như dầu ăn), các loại vitamin (rau, củ, quả…) và các chất khoáng, nên uống nhiều nước và sữa.

Bên cạnh khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn của mẹ cũng cần khoa học và hợp lý để có nhiều sữa cho bé bú. Một vài lưu ý cho mẹ như sau:.

- Không bỏ bữa.

- Ăn thêm vài bữa phụ nhỏ trong ngày. Bữa phụ có thể là trái cây, bánh, hoặc bất cứ món gì nhẹ nhàng mẹ thích ăn.

- Ăn trước khi cho con bú để kích thích sữa.

- Không kiêng khem quá đà, chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà mẹ yêu thích, điều này vừa giúp bồi bổ sức khỏe, vừa giúp tinh thần mẹ thoải mái và từ đó tạo sữa tốt hơn.

- Bữa ăn cần phong phú và đủ chất. Mỡ từ động vật khiến mẹ dễ thừa cân, dễ tắc tia sữa, tăng hàm lượng chất béo không tốt trong sữa mẹ.

- Nên ăn uống đầy đủ và cân bằng, không cố ăn uống thật nhiều để có nhiều sữa, vì ngược lại, có thể gây rối loạn chức năng đường ruột của người mẹ và thậm chí gây táo bón ở trẻ.

- Chọn nguồn thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch để đảm bảo nguồn sữa mẹ tốt cho em bé sau sinh. Không ăn những thực phẩm lạ, gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa, gây ảnh hưởng chất lượng, số lượng số mẹ.

- Không nên ăn tỏi, hành tây nhiều vì gây cho sữa có mùi lạ, em bé từ chối không bú. Không nên ăn tiêu nóng, ớt cay.

- Uống đủ nước trong ngày để đảm bảo không thiếu nước cho việc tiết sữa. Tuy nhiên uống quá nhiều nước cũng không cần thiết, chỉ cần uống đủ.

- Uống bổ sung thêm nước trái cây như cam, xoài, dưa hấu… Trong đó nước cam quýt cung cấp sức đề kháng và làm bền vững thành mạch máu, vết thương cũng mau lành.

- Kinh nghiệm dân gian cho thấy các loại nước từ lá chè vằng, nụ vối cũng giúp mẹ tiết sữa về nhiều.

Không nhất thiết phải uống sữa (bò). Một số bé nhạy cảm với đạm sữa bò và loại đạm này có thể qua sữa mẹ.

- Để tiết nhiều sữa thì nên ăn ấm, ăn nóng như cháo nóng, nước cam nóng, nước nóng.

Để phụ nữ sau sinh có nhiều sữa cho bé bú thì tốt nhất mẹ bầu nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày từ khi còn mang thai, để các dưỡng chất có thời gian chuyển hóa và tích tụ trong cơ thể mẹ và tạo sữa để sau khi bé chào đời sẽ có nhiều sữa để bú ngay từ đầu

Một điều cũng rất quan trọng là tinh thần của mẹ cũng cần thoải mái, vui vẻ và luôn tin tưởng mình sẽ đủ sữa nuôi con. Đồng thời, mẹ cần nhận được sự quan tâm của các thành viên khác trong gia đình, được nghỉ ngơi thoải mái thì chắc chắn sẽ có nhiều sữa nuôi con.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn, các mẹ vui lòng liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn của Nest Holisim ngay bây giờ để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp an toàn cho các mẹ nhé!

NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐  Website: Tổ Yến Nest Holisim

 

Zalo
Hotline