CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU

Trong suốt thời gian thai kỳ, thai nhi phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng mà mẹ cung cấp. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là vô cùng quan trọng, quyết định bé yêu có khỏe mạnh và phát triển tốt hay không? Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu luôn được các bà bầu quan tâm nhất. Bởi vì đây là giai đoạn hình thành thai nhi nên bà bầu cần phải chú ý và cẩn thận trong việc ăn uống.

Hơn nữa, việc ăn uống của bà bầu 3 tháng đầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và là nền móng cho những giai đoạn sau. Vì vậy, hãy cùng tham khảo bài viết “Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu” dưới đây để có thể cân đối và điều chỉnh cho phù hợp nhé. 

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, khi bước sang tuần thứ 4 thì hệ thống thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển. Cùng với sự phát triển đó là tim, hệ tuần hoàn, các cơ quan nội tạng khác cũng bắt đầu phát triển. Sang đến tuần thứ 6 thì não và tuỷ sống sẽ hình thành. Và tới tuần thứ 12, về cơ bản các bộ phận như tay, chân, miệng, mắt, mũi cấu thành nên cơ thể của thai nhi sẽ được hoàn thiện.

Để thai nhi phát triển toàn diện thì việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất phải được đảm bảo. Nếu bà bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì thai nhi rất dễ bị dị tật, suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ cao bị sảy thai. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng trong việc đảm bảo bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

2. Các chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà bầu đều cao hơn so với người bình thường. Để phát triển một số cơ quan của cơ thể và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học bà bầu cần lưu ý những chất cần thiết sau:

2.1. Axit folic 

Hay còn gọi là vitamin B9, chất này giúp hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc dị tật nứt đốt sống bào thai. Các thực phẩm chứa nhiều axit folic đó là: rau màu xanh thẫm (cải xanh, súp lơ xanh,...), ngũ cốc, thịt gia cầm. Đồng thời bà bầu có thể bổ sung axit folic qua viên uống theo đơn thuốc của bác sĩ.

2.2. Protein

Chất đạm đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển các mô bào thai, mô tử cung và mô vú trong thai kỳ, sản sinh máu đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và thai nhi. 

Các loại thực phẩm chứa nhiều protein bà bầu nên ăn: thịt (gà, bò, heo), cá, trứng, sữa, đậu,... Hạn mức protein là khoảng 85 - 90g/ngày.

2.3. Chất sắt

Đây là chất giúp đề phòng tình trạng thiếu máu, bà bầu được khuyến khích bổ sung 36 - 40mg sắt/ngày. Vì thế bà bầu nên tăng cường ăn các loại thịt đỏ, rau xanh, hạt, tổ yến chưng sẵn và uống viên sắt bổ sung nhé.

2.4. Canxi và Vitamin D 

Đây là 2 thành phần chính cấu thành xương của thai nhi. Trong trứng, cá, tôm, rau xanh, sữa, đậu đỗ chứa nhiều canxi. Đồng thời, bà bầu nên tắm nắng vào sáng sớm để tăng khả năng hấp thụ Vitamin D.

2.5. Vitamin A

Bà bầu luôn được khuyến khích cần cung cấp đủ 600mcg Vitamin A/ ngày. Loại vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như rau xanh thẫm, cá, trứng, sữa, thịt, các loại quả có màu đỏ và vàng.

2.6. Vitamin C

Nhóm vitamin C có vai trò giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các dấu hiệu cảm lạnh ở bà bầu, giúp thai nhi có hệ xương chắc khỏe hơn. Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau củ.

Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng: kẽm, Iốt, magie, DHA/EPA, vitamin B1 giúp giảm được nguy cơ sảy thai, sinh non và bệnh tê phù trong và sau khi mang thai của bà bầu.

3. Chế độ dinh dưỡng tháng đầu tiên của bà bầu 3 tháng đầu

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể bà bầu bắt đầu có sự thay đổi hormone nội tiết tố tăng lên, khiến cho bà bầu thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của nôn nghén. Mặt khác, thai nhi vẫn còn rất nhỏ, đang trong quá trình phôi thai phát triển, túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn nôn nghén. 

Do đó, chế độ dinh dưỡng tháng đầu tiên cho bà bầu cần tăng cường nhóm thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm như thịt, cá, gia cầm các loại; kèm theo lad thực phẩm chứa protein, sắt như phomat, trứng, các loại đậu, rau, ngũ cốc.

Cũng trong tháng đầu tiên này, bà bầu nên chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cải thiện tình trạng nôn nghén cho bà bầu. 

Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng tháng đầu tiên cho bà bầu 3 tháng đầu nhất định phải có nhóm thực phẩm chứa Axit folic. Vì axit folic có tác dụng giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bà bầu có thể bổ sung viên uống axit folic từ trước khi mang thai 2- 3 tháng.

4. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ hai của bà bầu 3 tháng đầu

Bước sang tháng thứ hai, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn, các cơ quan bên trong cũng dần dần phát triển như ống thần kinh, đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác. Thời điểm này, chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ hai cần được đặc biệt quan tâm. Cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu và bé yêu.

Lúc này, bà bầu có thể đa dạng các bữa ăn với những chất dinh dưỡng sau:

Tiếp tục bổ sung thực phẩm giàu sắt và acid folic như thịt lợn nạc, thịt bò, rau có màu xanh đậm như: rau cải xanh, rau cải xoăn, súp lơ xanh, đậu bắp, bơ, tổ yến chưng sẵn. Bà bầu đừng quên thực phẩm tổ yến chưng có hàm lượng chất sắt cao hơn cả nhóm thịt đỏ nhé

Thực phẩm giàu vitamin C, bà bầu có thể dễ dàng tìm thấy trong trái cây cam, quýt, chanh, táo, dâu tây, rau củ, cà chua, củ cải đường.

Các thực phẩm chứa Omega-3 như dầu hạt cải, dầu đậu nành, quả óc chó, cá nước lạnh, cá hồi tự nhiên, cá mòi, cá ngừ, cá trích được đánh bắt ở những vùng biển sạch.

Thực phẩm chứa magie như: gạo lứt, hạnh nhân, chuối, nho, bơ, các loại đậu cũng góp phần ổn định cấu trúc xương cho thai nhi, tránh những cơn chuột rút, co cơ cho bà bầu. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhé.

5. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ ba của bà bầu 3 tháng đầu

Vào tháng thứ 3, thai nhi bắt đầu cứng cáp, các cơ quan bên trong đang dần dần được hoàn thành và các ngón tay, ngón chân trở nên rõ rệt hơn. Bà bầu có thể cảm nhận được con yêu của mình ngay từ thời điểm này. 

Trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 3 của bà bầu 3 tháng đầu cần được tăng cường thêm rau củ như bông cải xanh, bí đỏ, cà rốt, khoai lang, khoai tây và trái cây để cung cấp thêm chất khoáng, các vitamin và đặc biệt là chất xơ phòng ngừa chứng táo bón cho bà bầu. Lượng rau bà bầu có thể bổ sung 300g trong một ngày.

Trong giai đoạn này bà bầu nên sử dụng muối iốt khi chế biến vì iốt có vai trò quan trọng cho quá trình tạo phôi và phát triển của thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ.

Bà bầu cần uống nhiều nước và 3 - 4 ly sữa ít béo mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cả bà bầu và bé yêu.

6. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh những thực phẩm bổ sung trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu và bé yêu. Bà bầu cần hết sức lưu ý những thực phẩm sau:

Rau ngót (rau bồ ngót): Trong rau ngót có chứa hợp chất Papaverin, chính điều này đã giúp rau ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu bà bầu sử dụng với rau ngót tươi hơn 30 mg có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến việc sảy thai.

Rau chùm ngây: Loại rau này có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.

Đu đủ: Trong thành phần trái đu đủ xanh chứa enzyme có thể gây nên các cơn co thắt tử cung dẫn tới sảy thai.

Quả thơm (dứa): trong dứa có chứa bromelain gay co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.

Nha đam: nước ép lô hội có thể dẫn đến xuất huyết vùng chậu, nguy cơ gây sảy thai trong 3 tháng đầu.

Sữa chưa tiệt trùng: vì trong sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có vi khuẩn Listeria không tốt cho thai phụ.

Hải sản: những loại hải sản có hàm lượng thuỷ ngân cao bao gồm cá ngừ, cá kiếm, cá thu, cá kình có hại cho bà bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên bà bầu có thể ăn cá hồi, cá cơm, cá rô phi, tôm vì chúng chứa ít thuỷ ngân và an toàn cho sức khoẻ bà bầu.

Nhóm thực phẩm đồ uống: rượu, bia, cà phê, đồ uống có cồn, thuốc lá bình thường đã không tốt cho sức khỏe, đối với bà bầu 3 tháng đầu lại càng không nên sử dụng vì rất dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và nguy cơ sảy thai cao.

Có thể thấy, một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý của bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng với sự phát triển toàn diện của bé yêu, hơn nữa cũng giúp cho bà bầu có sức khoẻ mạnh hơn, tinh thần thoải mái và duy trì được cân nặng trong suốt thời gian thai kỳ. Bà bầu hãy ghi chép và lưu lại những thông tin bổ ích trong bài viết nhé!

TỔ YẾN NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến Chưng Sẵn Nest Holisim

Zalo
Hotline