Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Hầu hết bà bầu 3 tháng đầu đều cho rằng đây là thời gian gặp nhiều gian nan và trắc trở nhất. Bà bầu cần chăm sóc kỹ cho bản thân để đảm bảo sức khỏe cho mình và bé yêu. Chắc hẳn, lần đầu tiên mang thai thì bà bầu nào cũng không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ, tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ giúp cho bà bầu lưu ý về chế độ dinh dưỡng, khám thai và ăn ngủ trong giai đoạn đầu thai kỳ.

1. Thời điểm khám thai quan trọng của bà bầu 3 tháng đầu

Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai, việc khám thai là một việc làm vô cùng quan trọng mà các bà bầu không được bỏ qua đâu nhé. Hơn nữa, giai đoạn 3 tháng đầu lại là thời điểm quan trọng để bà bầu làm các xét nghiệm, sàng lọc, theo dõi các dị tật của thai nhi. 

1.1. Vai trò của việc khám thai cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu có thể nói đây là thời điểm rất nhạy cảm cho bà bầu và bé yêu. Chính vì vậy, việc khám thai đóng vai trò rất quan trọng: 

- Giúp xác định được các thông tin chính xác: có thai hay không, số lượng thai, tuổi thai,...

- Phát hiện sớm các dị tật của thai nhi.

- Giúp cho bà bầu nhận được các thông tin tư vấn từ bác sĩ, điều này sẽ an tâm hơn trong suốt thời gian thai kỳ của minh. 

1.2. Thời điểm khám thai 5-6 tuần tuổi

Thời điểm này được xác định sau khi chậm kinh (trễ kinh) 1 tuần và đã dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch thì tốt nhất nên đi khám thai. Lần khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ xác định được tuổi thai, thai đã vào tử cung chưa? 

1.3. Thời điểm khám thai 8-10 tuần tuổi

Đây là thời điểm thông qua việc siêu âm bác sĩ sẽ cho bà bầu biết các thông tin như: 

- Tim thai có hay chưa?

- Kích thước túi ối như thế nào?

- Chiều dài phôi có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không?

Mặt khác, ngay thời điểm này bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu, nước tiểu để kê toa thuốc bổ sung canxi và sắt cho phù hợp.

1.4. Thời điểm khám thai 12-13 tuần tuổi

Đây là thời điểm quan trọng nhất bởi vì bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, sàng lọc dị tật thai nhi, đo độ mờ da gáy đồng thời bác sĩ tư vấn cho bà bầu làm các xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down ở giai đoạn sớm thai kỳ để có hướng xử lý kịp thời và chỉ có thời điểm này mới cho kết quả chính xác nhất. Vì thế, bà bầu tuyệt đối không được quên thời điểm vàng này đâu nhé.

2. Dấu hiệu bất thường của bà bầu 3 tháng đầu

Khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ luôn được cho là thời gian quan trọng nhất của các bà bầu. Bởi vì thai nhi còn nhỏ và một số bộ phận của thai nhi được hình thành và kèm theo đó là những nguy cơ gây sảy thai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà bà bầu không thể lường trước được. Vì vậy, trước những nguy cơ đó bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý những dấu hiệu bất thường để kịp thời thăm khám và điều trị kịp thời.

2.1. Đau quặn bụng dưới

Trong thời gian 3 tháng đầu, bà bầu thường gặp cơn đau quặn bụng dưới có thể kéo dài, đau liên tục, gây ảnh hưởng đến hoạt động của bà bầu thì đây chính là cơn đau gây dọa sảy thai.

Ngoài ra còn có dấu hiệu như chóng mặt, sốt cao thường xuyên thì bà bầu nên đi khám ngay để được hỗ trợ xử lý.

2.2. Chảy máu âm đạo

Có nhiều nguyên nhân những nguyên nhân thường gặp là thai ngoài tử cung, sảy thai, thai lưu. Vì vậy, trong 3 tháng đầu này cho dù việc chảy máu âm đạo ít hay nhiều, màu sắc máu ra sao thì bà bầu cần đi đến bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời tốt nhất.

2.3. Mất cảm giác căng ngực

Khi mang thai 3 tháng đầu do nội tiết tố thay đổi, tăng lưu lượng máu làm ngực căng cứng, sưng đau, núm vú lớn dần lên và chuyển màu nâu sẫm. Nếu bà bầu mất các cảm giác này có thể bà bầu đang gặp phải trường hợp phôi thai bị teo đi hoặc đã chết. 

3. Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Điều đầu tiên cần nhớ khi chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu đó chính là dinh dưỡng. Hơn nữa, việc hình thành và phát triển thai nhi ngay từ trong bụng mẹ cũng rất cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các chất cần thiết như: Axit folic, canxi, sắt, vitamin D, vitamin B12

Nếu bà bầu không cung cấp đủ các dưỡng chất thì thai nhi có thể bị dị tật ống thần kinh, bà bầu có thể bị sảy thai. Do vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ, khoa học là một việc vô cùng quan trọng giúp cho bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện hơn. 

3.1. Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Nguồn thực phẩm rất đa dạng cho bà bầu 3 tháng đầu lựa chọn. Tuy nhiên, bà bầu cần tìm hiểu và chọn lọc thực phẩm một cách khoa học để xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý đồng thời hấp thu được nhiều dưỡng chất vào cơ thể nhé.

Thực phẩm giàu Axit folic: Vai trò của axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Bà bầu có thể bổ sung axit folic qua các thực phẩm rau cải xanh, rau muống, bông cải xanh, đậu, trứng. Ngoài ra, bà bầu có thể uống bổ sung axit folic theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Chất sắt: Vai trò của chất sắt giúp nuôi dưỡng thai nhi, giúp bà bầu giảm triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt đồng thời phòng ngừa việc thiếu máu trước và sau khi sinh của bà bầu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như: thịt đỏ, hạt bí ngô, rau xanh, cải bó xôi, bưởi, các loại đậu

Vitamin B6: Bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung lượng vitamin B6 giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, ốm nghén. Bà bầu có thể tìm đến các nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 như: các loại ngũ cốc, thịt bò, cá hồi, hạt hạnh nhân, hạt óc chó.

Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Bà bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D.

Các loại thịt: Bà bầu trong giai đoạn này cần một lượng lớn protein. Vì vậy việc sử dụng thịt heo, thịt bò nấu chín kỹ vừa an toàn lại vừa cung cấp đủ protein cũng như chất sắt. Tuy nhiên, nên hạn chế ăn hải sản đặc biệt là một số loại cá như cá ngừ, cá kiếm, cá thu, cá mập vì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cao.

Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, vitamin và cho bà bầu. Một số sản phẩm từ sữa như sữa tiệt trùng, các loại sữa bầu, sữa tươi, sữa chua rất tốt cho bà bầu 3 tháng đầu.

Các loại trái cây giàu Vitamin C: Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả, các loại trái cây.

3.2. Thực phẩm nên kiêng cho bà bầu 3 tháng đầu

Mỗi loại thực phẩm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng và đặc biệt là bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý một số thực phẩm có nguy cơ gây hại cho bà bầu và bé yêu như sau:

- Dứa (khóm), đu đủ xanh, ngải cứu, rau răm, rau ngót, rau chùm ngây hay cam thảo là những thực phẩm nên kiêng. Do những thực phẩm này khiến tử cung co thắt mạnh tăng nguy cơ gây sảy thai.

- Nên kiêng uống sữa chưa tiệt trùng. Nên lưu ý điều này trong suốt quá trình mang thai vì chúng thường chứa một lượng vi khuẩn, vi sinh vật gây hại. Nguy hiểm hơn, nó có thể mang những mầm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe cho cả bà bầu và bé yêu. Đặc biệt bà bầu 3 tháng đầu của thai kỳ nếu không may bị nhiễm trùng thì sẽ tăng nguy cơ dị tật thai nhi

- Tương tự như sữa chưa tiệt trùng, bà bầu nên kiêng ăn trứng lòng đào hay trứng sống vì chúng cũng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, đặc biệt là nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella trong trứng lòng đào rất cao.

- Thực phẩm chế biến sẵn như dưa cải muối, thịt nguội, xúc xích, đồ ăn nhanh hay thực phẩm đông lạnh bà bầu nên kiêng bởi vì những thực phẩm này luôn chứa các chất bảo quản, theo thời gian các chất này biến đổi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bà bầu và bé yêu.

- Các nhóm đồ uống có cồn, chất kích thích, trà, cà phê tuyệt đối không nên sử dụng khi mang thai vì nguy cơ dẫn đến các khuyết tật thần kinh ở thai nhi 3 tháng đầu. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của các cơ quan khác như gan, thận, dạ dày.

3.3. Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, thì bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý những điểm sau để có thể hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể một cách tốt nhất.

- Chọn thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hoá, khi ăn tinh bột nên kết hợp với protein từ thịt, uống sữa ít đường, ít béo vào buổi sáng và tối hoặc các chế phẩm từ sữa.

- Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ.

- Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hoá tốt hơn, không nên uống nước trong bữa ăn.

- Tránh các thực phẩm khó tiêu hoá như đồ chiên, rán, xào thay vào đó là các đồ luộc, hấp.

- Tuyệt đối không được dùng các thực phẩm chưa được nấu chín, tái, sống.

- Ăn nhẹ các bữa giàu cacbonhydrat khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.

- Kiêng các đồ ăn vặt nhiều calo như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

- Uống nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn.

4. Chế độ sinh hoạt cho bà bầu 3 tháng đầu

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt cũng không kém phần quan trọng. Bà bầu nên chọn cho mình những hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể của mình. Việc làm này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần cho bà bầu và bé yêu suốt thai kỳ.

4.1. Hoạt động nhẹ nhàng cho bà bầu 3 tháng đầu

Thời gian này do bụng còn nhỏ nên bà bầu có thể chọn những khóa học yoga cho bà bầu để nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời nhé. 

- Bà bầu nên sắp xếp thời gian hợp lý để nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn, giải tỏa bớt căng thẳng.

- Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng và tối giúp việc tuần hoàn máu tốt hơn, giảm stress.

- Đôi khi những cơn ốm nghén gây phiền toái và làm cho bà bầu không ít lần căng thẳng nhưng bà bầu cần phải bình tĩnh, không nên nổi giận vì nó có thể ảnh hưởng cho bé yêu.

 4.2. Hoạt động nên tránh cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu cần tránh những hoạt động mạnh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu và bé yêu.

- Tránh làm việc những nơi có môi trường hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, nơi có chất phóng xạ vì có khả năng gây dị tật cho thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà bầu.

- Tránh mang vác vật nặng bình thường trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây sa tử cung, rất nguy hiểm.

- Tránh hoạt động hay trò chơi mạo hiểm như đu quay, tàu lượn siêu tốc, cảm giác mạnh các hoạt động này có thể làm cho bà bầu cảm thấy chóng mặt, đau đầu, rất dễ dẫn tới nôn ói. 

- Tránh tắm hơi hoặc tắm bồn nước quá nóng vì khi cơ thể gặp nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

- Một số hoạt động như trượt patin, nơi dễ trơn trượt, đạp xe bà bầu nên tránh vì các hoạt động này nguy cơ gây té ngã, gây động thai cho bà bầu.

- Tránh sơn móng tay, trang điểm, cạo vôi răng đây cũng là những hoạt động gây nguy cơ cho bà bầu và bé yêu.

 4.3. Kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu

Việc quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu có nên hay không? Đây quả là một vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng luôn quan tâm. Việc quan hệ tình dục trong giai đoạn 3 tháng đầu mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu cần lưu ý: 

- Việc quan hệ tình dục của bà bầu 3 tháng đầu có thể không an toàn cho những phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần, sinh non, chảy máu hoặc cổ tử cung yếu. 

- Đối với bà bầu có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh thì việc quan hệ tình dục lại được xem là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên bà bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu vì dễ gây động thai hoặc nặng hơn là sảy thai. 

Quả thật mang thai là một quá trình dài và trải qua nhiều gian nan, trắc trở. Bà bầu cần trang bị kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân mình một cách kỹ lưỡng để đảm bảo sức khoẻ tốt cho mình và đón bé yêu chào đời một cách an toàn nhé.

NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến Chưng Sẵn Nest Holisim 

 

Zalo
Hotline