Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì và làm sao cho đỡ nghén?

Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì và làm sao cho đỡ nghén?

MẸ BẦU BỊ ỐM NGHÉN NÊN ĂN GÌ VÀ LÀM SAO CHO ĐỠ NGHÉN?

Những tháng đầu thai kỳ có lẽ chính là khoảng thời gian mệt mỏi nhất của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai, hầu hết các chị em đều phải trải qua giai đoạn ốm nghén đầy gian khổ. Có thể các triệu chứng và tình trạng ốm nghén của mỗi người có thể là khác nhau, tuy nhiên hầu như mọi mẹ bầu đều phải trải qua sự mệt mỏi, khó chịu,… bên trong cơ thể.

Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì và làm sao cho đỡ nghén? Mẹ bầu bị ốm nghén nên kiêng gì?… là những câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

1. Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là triệu chứng hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải khi mang thai. Biểu hiện ốm nghén thường thấy đó là: đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có người nôn quá nặng đến mức không thể ăn uống gì, ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, cũng có thể là trước và sau mỗi bữa ăn.

Ốm nghén là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai

Đại đa số ở các chị em phụ nữ thì tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra trong khoảng 3 - 4 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên có một số chị em lại phải chịu đựng tình trạng này trong suốt 9 tháng 10 ngày.

Tình trạng ốm nghén ở mỗi bà bầu cũng rất khác nhau, có người nghén nặng, có người chỉ nghén thoáng qua một vài lần mà nếu không đế ý có thể còn không thể nhận ra.

2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu?

2.1. Do sự gia tăng của Hormone HCG

Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) được bắt đầu sinh ra ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung. Trong bụng mẹ, bào thai được nuôi dưỡng nhờ vào bánh nhau thông qua dây rốn. Bánh nhau giúp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và thai nhi, đồng thời có chức năng nội tiết bằng cách bài tiết ra các hormone điều hòa quá trình mang thai.

HCG có bản chất là peptid, được tiết ra từ hợp bào, có vai trò kích hoạt các tế bào mầm của bào thai phát triển và trưởng thành. Đồng thời, HCG còn giúp kích thích tiết ra hormone sinh dục, hình thành giới tính của thai nhi.

Hormone HCG là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi thai nhi hình thành và phát triển, nồng độ HCG sẽ xuất hiện trong máu và tăng nhanh đến lúc đạt nồng độ tối đa vào khoảng thời điểm từ 2 - 3 tháng. Sau giai đoạn này, lượng HCG sẽ giảm dần đến một mức độ ổn định vào khoảng tháng thứ tư và kéo dài đến lúc sinh.

Chính sự gia tăng nồng độ HCG dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn ói trầm trọng và mệt mỏi ở mẹ bầu. Mức độ HCG cao hay thấp còn là dấu hiệu nhận biết tuổi thai và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của thai nhi.

2.2. Khứu giác của mẹ bầu nhạy cảm hơn

Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ trở nên nhạy cảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ. Đây chính là lí do các mẹ bầu lại hay bị nôn ói khi ngửi thấy mùi lạ.

Đặc biệt các loại mùi như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm tươi sống, đồ ăn... đều có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn.

2.3. Sự thay đổi của hệ tiêu hóa

Trong thời gian đầu mang thai, nồng độ progesterone sẽ ngày càng tăng lên, vì lúc này mẹ bầu không có kinh nguyệt để làm giảm nồng độ progesterone trong cơ thể nữa nữa.

Sự tích tụ và tăng lên của nồng độ progesterone sẽ tác động lên tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên tuyến vú, cơ chậu, dạ dày, ruột và thực quản... gây ra tình trạng chậm tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, dễ bị buồn nôn và nôn ói.

Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể gây nên tình trạng bị ốm nghén trở nên trầm trọng hơn.

3. Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì và làm sao cho đỡ nghén?

3.1. Dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu khi bị ốm nghén.

Ở giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong mỗi ngày và cần có các dưỡng chất như sau:

- Protein (chất đạm): là dưỡng chất quan trọng mẹ bầu nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Để thai nhi phát triển toàn diện. Một số thực phẩm chứa nguồn protein tốt là trứng, thịt nạc, sữa, các loại đậu, măng tây, cải bó xôi, súp lơ xanh...

- Carbohydrate (carb - chất bột đường): Các loại hạt, các loại đậu, gạo lứt, yến mạch, chuối, sữa tươi ít béo... là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin, giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai và giữ lượng máu luôn ổn định.

Mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất khi ốm nghén

- Lipid (chất béo): Mẹ bầu cần chọn các nguồn chất béo tự nhiên có trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu ô liu, dầu đậu nành... và tránh xa chất béo xấu có trong mỡ hoặc dầu động vật.

- Vitamin và khoáng chất: Trong thai kỳ, nếu mẹ không bổ sung đầy đủ các vi chất như sắt, kẽm, vitamin D... trẻ sinh ra có thể đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý như thiếu vitamin D gây còi xương, thiếu sắt gây thiếu máu....

- Axit folic: có trong cải bó xôi, củ cải trắng, súp lơ xanh...; sắt có trong thịt bò nạc, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, các loại rau có màu xanh đậm..., kẽm có trong gan động vật, trứng, ngũ cốc, súp lơ xanh...; vitamin C có trong trái cây họ cam quýt, các loại rau xanh đậm...; canxi có trong sữa chua, phô mai, sữa tươi không đường, đậu hũ...; vitamin D có trong trứng, đậu, sữa, cá hồi... là những vi chất quan trọng mẹ bầu được khuyến cáo phải nạp đủ trong thai kỳ

3.2. Mẹ bầu bị nghén nên ăn gì để đỡ bị nghén?

Một vài món ăn sẽ giúp cho mẹ bầu đỡ bị nghén hơn như:

- Giảm ốm nghén với chanh tươi:

Sử dụng một lát chanh tươi hoặc cam, quýt có thể làm giảm cơn ốm nghén ở phụ nữ mang thai ngay lập tức. Mẹ chỉ cần cắt một quả chanh, dùng vật nhỏ cạ nhẹ vỏ quả chanh để nó giải phóng tinh dầu vào không khí để giảm cơn ốm nghén hiệu quả. Ngoài ra, có thể dùng tinh dầu chanh để thay đổi không khí trong nhà giúp bạn cải thiện tinh thần.

- Kem trái cây thanh mát làm giảm buồn nôn:

Các thực phẩm nóng, cay chỉ làm cho tình trạng càng tồi tệ mà thôi. Mẹ nên tự làm một số món kem đơn giản bằng trái cây hoặc ép nước trái cây rồi để đông đá.

Đây là món ăn vừa thơm ngon, thanh mát, vừa giúp mẹ bầu đỡ nghén hơn.

- Quả thanh long giúp tiêu hóa tốt hơn:

Với lượng vitamin phong phú, thanh long giúp mẹ không bị thiếu hụt những chất vi lượng cần thiết cho thai kỳ. Đồng thời, mẹ bầu ăn thanh long sẽ có được chất xơ dồi dào và nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm các triệu chứng đầy hơi và buồn nôn, từ đó giúp giảm nghén rất hiệu quả.

- Nho giúp ổn định dạ dày:

Cung cấp vitamin C, đường glucose dễ tiêu hóa. Nho cũng nhiều chất xơ nên giúp ổn định dạ dày và hệ tiêu hóa. Nếu mẹ bầu thường có cảm giác nôn nao, khó chịu ăn một vài quả nho với vị chua ngọt sẽ giúp đẩy lùi khó chịu nhanh chóng.  

- Nước ép trái cây:

Những loại quả mà mẹ nên ưu tiên là nước chanh, táo, cà chua, chuối. Những món này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cung cấp vitamin C, protein và nhiều chất chống oxy hóa giúp mẹ vừa khỏe mạnh, vừa rạng rỡ. Ngoài ra, vị tươi ngọt và thanh mát của các loại quả này cũng giúp giảm đi triệu chứng nghén vô cùng hiệu quả

- Ngũ cốc nguyên hạt:

Các món ăn làm từ ngũ cốc nguyên hạt cực kỳ hiệu quả trong việc đẩy lùi khó chịu do ốm nghén. Mẹ có thể mang theo một ít bánh quy từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nướng hay các món ngũ cốc hỗn hợp. Ngũ cốc nguyên hạ giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm ợ nóng, trào ngược cho mẹ, giảm đi cảm giác khó chịu trong người.

Ngũ cốc nguyên hạt giúp trung hòa acid trong dạ dày cho mẹ bầu

- Gừng + mật ong + nước cốt chanh:

Gừng có chứa hợp chất gingerol và shogaol giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng làm giảm các cơn buồn nôn ở phụ nữ mang thai rất hiệu quả.

Mỗi sáng ngủ dậy, mẹ hãy uống một ly nước ấm pha với một thìa mật ong, một thìa nước cốt chanh và vài lát gừng đập dập.

- Giảm ốm nghén với bạc hà:

Thay vì phải khó chịu với những cơn ốm nghén mỗi ngày, các chuyên gia cho rằng việc những phụ nữ mang thai có thể sử dụng một ít lá bạc hà. Lá bạc hà rất phổ biến, an toàn khi sử dụng và có tác dụng rất tuyệt để giảm đi cảm giác buồn nôn do nghén.

Không những thế, uống vài tách trà nấu từ lá bạc hà hoặc thêm bạc hà vào các món ăn trong ngày là cách hiệu quả giúp bà bầu tránh bị ho, cảm lạnh. Nó cũng giúp chữa đau họng, giảm tình trạng ho khan, thông mũi tự nhiên.

Bên cạnh việc sử dụng lá bạc hà, mẹ bầu có thể dùng những sản phẩm có hương bạc hà, tinh dầu bạc hà rõ nguồn gốc xuất xứ, để thay đổi không khí xung quanh giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn.

- Chuối:

Ăn chuối giúp mẹ bầu bổ sung lượng lớn vitamin B6, vitamin C, kali và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa hiệu quả chứng buồn nôn, chán ăn, táo bón trong thai kỳ.

- Dứa:

Dứa chứa nhiều vitamin C cùng lượng mangan rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, cần thiết cho sự phát triển xương và các mô liên kết ở thai nhi. Đặc biệt chất xơ từ dứa còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón - chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mẹ bầu, giúp mẹ bài thoải mái và thư giãn.

- Nước mía:

trong nước mía còn chứa nhiều loại vitamin A, B, C, … và các nguyên tố vi lượng khác như canxi, kali,sắt ... Và với giá trị dinh dưỡng trên, uống nước mía khi mang thai có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị: 300g mía tím, 5g gừng tươi.

Cách làm: Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn 30 phút, uống liên tục từ 3 - 5 ngày.

- Bánh mì, bánh quy:

Một lượng lớn carbohydrate trong các loại bánh này có tác dụng giúp trung hòa axit dạ dày. Mẹ bầu ốm nghén nặng có thể bổ sung một lát bánh mì nướng, vài chiếc bánh quy mặn trong thực đơn sẽ giúp thoải mái hơn, giảm nghén rất tốt nhé!

Ngoài ra, nước ô mai, me, sấu ngâm gừng tươi cũng là những món ăn giúp cho mẹ bầu giảm được tình trạng bị nghén rất hiệu quả mà các mẹ nên thử nhé.

- Tinh dầu: 

Sử dụng tinh dầu bạc hà, sả, oải hương,… sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, thư thái tinh thần, giảm đi cảm giác buồn nôn khó chịu. Có rất nhiều loại tinh dầu cho mẹ lựa chọn, hãy sử dụng loại nào mẹ cảm thấy hợp nhé.

- Tổ yến chưng sẵn:

Tổ yến chưng sẵn của Nest Holisim hiện nay đang được rất nhiều mẹ bầu tin dùng. Trong tổ yến có chứa protein, acid amin cùng với các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.

Nếu mẹ bầu bị các triệu chứng ốm nghén quá nặng như: ngủ không được, chóng mặt, buồn nôn, sụt cân, ăn không được thì có thể cân nhắc sử dụng 1 lượng nhỏ tổ yến chưng sẵn để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.

Sử dụng tổ yến chưng sẵn vô cùng tiện lợi cho mẹ bầu vì không cần tốn thời gian chế biến, chỉ cần mở nắp và sử dụng ngay tổ yến thơm ngon, bổ dưỡng, đầy đủ dưỡng chất.

Lưu ý: Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tổ yến chưng sẵn của Nest Holisim

3.3. Một vài mẹo nhỏ giúp mẹ bầu đỡ nghén.

Thay đổi chế độ ăn uống và có lối sống lành mạnh

Để giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói các mẹ:

- Không nên để bụng đói: Rất nhiều mẹ bầu buồn nôn, chán ăn nên thường hay để bụng đói. Sự thật là khi bị đói sẽ có cảm giác buồn nôn nhiều hơn.

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Chia nhỏ bữa ăn (6-8 bữa/ngày): Điều này sẽ giúp mẹ giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai thay vì 3 bữa ăn chính mỗi ngày.

- Mỗi lần ăn không nên ăn quá no.

- Tránh xa các loại thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn như: đồ ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, thức ăn có mùi quá mạnh.

- Nên có giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý, không nên thức khuya.

- Không sử dụng các chất kích thích như: trà, cafe, rượu bia, thuốc lá…

- Giữ phòng thông thoáng, sạch sẽ và ngăn nắp.

- Trong nhà bếp nên sử dụng các loại máy hút mùi để tránh nhà bị ám bởi mùi đồ ăn.

Hạn chế đồ chiên, xào chứa nhiều chất béo, đồ ăn có mùi

Đây là các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày như. Thức ăn chiên, xào là không chỉ là những đồ ăn ẩn chứa nguy cơ ung thư cao mà còn làm tăng các triệu chứng nghén. Mặt khác những đồ ăn này cũng chứa các chất béo không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy với bà bầu bị nghén, đồ ăn chiên xào cũng không nên dùng nhiều và tốt nhất là không nên dùng.

Ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu bổ sung năng lượng. Ăn thêm bữa phụ rồi mới đi ngủ sẽ giúp các mẹ tránh được hiện tượng nghén vào sáng ngày hôm sau khá hiệu quả.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Tinh thần thoải mái, thư thái là điều rất quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai.

Nếu mẹ bầu bị căng thẳng, áp lực thì tình trạng ốm nghén càng trở nên nặng hơn.

Nghén khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường, khi cơ thể ốm nghén có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi nhưng không vì vậy mà trở nên lo lắng, nên nghĩ rằng rồi mọi việc sẽ tốt đẹp, hãy tự hào và hạnh phúc vì mình đã được làm mẹ.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi ốm nghén các mẹ hãy dành nhiều thời gian để ngủ, nghỉ ngơi, thư giãn làm những việc mình thích thay vì căng thẳng, lo lắng không cần thiết.

Dành thời gian để hít thở không khí trong lành.

Vận động nhẹ nhàng

Ngoài nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý thì tập luyện thể dục chính là bí quyết giảm ốm nghén hiệu quả dành cho mẹ bầu.

Vận động nhẹ nhàng vừa tăng cường sức khỏe mẹ bầu, tăng cường quá trình tuần hoàn máu, vừa giảm tình trạng ốm nghén.

Khi vận động, các mẹ nên lựa chọn những động tác nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga, massage cho mẹ bầu để thư giãn, cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn.

4. Một vài lưu ý cho mẹ bầu khi đang bị ốm nghén

Nếu mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu ở dưới, gia đình ngay lập tức hãy đưa mẹ bầu đến các trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và có hướng xử lý kịp thời nhé:

Các dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý:

- Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

- Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.

- Nôn nghén quá mức, không thể sinh hoạt bình thường được.

- Nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng).

- Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm.

- Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy

- Cơ thể không có sức lực, mệt mỏi quá mức

- Có dấu hiệu bị co giật, đau bụng quằn quại, sốt và đổ mồ hôi,…

Thêm một vài lưu ý nhỏ:

- Khi bị ốm, sốt, cảm,… mẹ bầu không được tự ý dùng các loại thuốc để điều trị mà cần phải tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ.

- Mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu về các loại thực phẩm và các điều kiêng kị trong quá trình mang thai như: tuyệt đối không ăn các thực phẩm dễ gây sảy thai như: Rau ngót, đu đủ, ngải cứu,…

- Mẹ bầu không được vận động hoặc làm việc quá sức.

- Thường xuyên đi khám thai định kỳ

Việc bị ốm nghén là không quá nghiêm trọng, tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý theo dõi những dấu hiệu bất thường để có thể đảm bảo an toàn tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Qua bài viết này, Nest Holisim hy vọng rằng các mẹ bầu đang bị ốm nghén nặng đã biết cách làm giảm đi tình trạng ốm nghén để có được một thời kỳ thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái hơn để có thể chăm sóc bản thân mình và con yêu một cách tốt nhất và chuẩn bị đón con yêu chào đời.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn, các mẹ vui lòng liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn của Nest Holisim ngay bây giờ để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp an toàn cho các mẹ bầu nhé!

NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐  Website: Tổ Yến Nest Holisim

 

Zalo
Hotline