NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỚI NGƯỜI KHI MỚI PHẪU THUẬT

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỚI NGƯỜI KHI MỚI PHẪU THUẬT

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỚI NGƯỜI KHI MỚI PHẪU THUẬT

Khoảng thời gian khi mới phẫu thuật xong là rất quan trọng đối với người bệnh cũng như bệnh nhân. Nếu người bệnh không được dưỡng thương đúng cách thì có thể sẽ gây ra những thương tổn cho vết thương mới phẫu thuật. Thậm chí có thể để lại di chứng cho bệnh nhân. Vậy nên người vừa mới phẫu thuật nên chú ý những điều sau đây.

1. Chế độ ăn uống cho người mới phẫu thuật

Cần chăm sóc người mới phẫu thuật đúng cách thì họ mới nhanh khỏe

Tình trạng người bệnh sau khi phẫu thuật luôn trong trạng thái suy yếu bởi vì hệ miễn dịch bị suy giảm rõ rệt. Vậy nên để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe và vết thương nhanh lành lại, gia đình nên lập ra kế hoạch. Nhất là chế độ ăn cân đối và đầy đủ dưỡng chất bao gồm chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin để phòng thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, nếu như không tìm hiểu chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học mà bổ sung dưỡng chất dư thừa cho bệnh nhân có thể khiến người bệnh bị đầy bụng và tiêu chảy. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất béo và đường hóa học cũng như các loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến vết mổ như da gà, cơm nếp. 

2. Những dấu hiệu cần lưu ý khi người bệnh ở nhà

- Cảm thấy buồn nôn và nôn liên tục

- Sốt cao từ 38 độ trở lên trong hơn 24 giờ đồng hồ

- Băng gạc quanh miệng vết thương ẩm ướt, có xuất hiện máu hoặc dịch vàng, nâu, hay xanh lá cây

- Vết mổ hoặc vết thương thường có cảm giác sưng, nóng, đỏ và đau nhức. 

- Tay chân thường có cảm giác lạnh, tím tái, sưng và đau do chỗ bó bột hoặc cuốn băng gạc quá chặt dẫn đến giảm lưu thông máu. 

- Bụng có cảm giác chướng, cứng và khó đi tiểu. 

- Người bệnh bí trung và đại tiện

- Cơn đau có xu hướng gia tăng mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau. 

Lưu ý: Khi người bệnh mắc phải một trong những triệu chứng trên hoặc có dấu hiệu bất thường khác, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn. Nếu cần thiết, hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. 

3. Một số khuyến cáo cho người mới phẫu thuật

Người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân cần hiểu rõ và phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của nhân viên y tế. Từ đó thực hiện đúng các hướng dẫn tại nhà để phòng và hạn chế các biến chứng về sau: 

- Tránh để cho bệnh nhân ngã

- Bổ sung đủ dưỡng chất cho người bệnh

- Tránh để các vết mổ/ vết thương nhiễm trùng

- Vận động nhẹ nhàng để tránh teo cơ cứng khớp

- Ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón

- Phòng viêm phổi

4. Chế độ dinh dưỡng cho người mới phẫu thuật

Người mới phẫu thuật phải ăn chín uống sôi

Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là nên tăng chất đạm, chất béo vừa đủ. Các chất đạm thường có trong các loại thịt nạc như bò, gà, cá, các sản phẩm từ sữa, phomai. Có thể dùng phomai ít béo hoặc đã tách chất béo để không tăng cân quá nhanh và gây béo phì cho cơ thể. 

Tăng cường vitamin và các loại khoáng chất từ các loại trái cây tươi như táo, nho, bưởi,.., các loại rau củ quả có màu vàng hoặc cam như cà rốt, khoai lang đồng thời kết hợp với ngũ cốc hạt nguyên chất để bổ sung chất xơ. 

Phải luôn thực hiện việc ăn chín uống sôi để tránh các loại vi khuẩn độc hại nhiễm vào cơ thể. Bên cạnh đó là gia tăng số lượng bữa ăn từ chế độ loãng đến đặc và thực hiện đều đặn cho tới khi người bệnh trở lại bình thường.

Tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều ớt đỏ vì có thể dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Đồng thời cũng tránh ăn thức ăn có quá nhiều chất xơ như măng, rau bí. Bởi vì có thể dễ làm tăng nguy cơ tắc ruột sau khi mổ.

5. Chế độ dùng thuốc cho người mới phẫu thuật

- Uống thuốc đúng liều và đúng với hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. 

- Nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ 

- Theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh. 

Nếu có bất kỳ triệu chứng khả nghi bất thường nào thì nên báo ngay với bác sĩ hoặc liên hệ trung tâm y tế để được hỗ trợ cấp cứu kịp thời. 

Kèm theo đó là những lưu ý:

- Không được tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng thuốc cũng như thời gian uống thuốc

- Không được tự ngưng uống thuốc khi thấy cơ thể đang dần hồi phục hoặc vẫn còn thuốc của bác sĩ kê đơn. 

- Nghiêm cấm sử dụng gấp đôi liều lượng thuốc khi lỡ quên uống một liều. 

6. Chế độ vận động cho người mới phẫu thuật

Sau khi mổ, người bệnh sẽ thường sợ vận động vì sợ có thể sẽ ảnh hưởng đến vết thương. Nhưng thực tế, theo nghiên cứu khoa học, người bệnh nên thực hiện các loại vận động với cường độ nhẹ. Như vậy sẽ đẩy nhanh tiến độ hồi phục sức khỏe. Đồng thời còn tránh để lại các biến chứng có thể xảy ra và để lại sau khi phẫu thuật. Vì vậy người bệnh nên tập các bài tập để giãn cơ.

Nếu trong trường hợp người bệnh chưa thể đi được thì có thể nhờ y tá hoặc người nhà giúp cử động các chi. Cụ thể là thực hiện các động tác đơn giản như xoa bóp, gấp duỗi tay chân. Từ đó giúp làm tăng cường lực cơ, giúp các cơ không bị khô cứng và trở nên linh hoạt dẻo dai, khiến máu lưu thông tốt hơn. 

Nếu người bệnh có thể đi lại được thì người nhà có thể hỗ trợ nếu cần thiết để bệnh nhân tập đi lại. Đồng thời thực hiện các vận động nhẹ phù hợp với tình trạng của người bệnh. Tránh để bệnh nhân té ngã hoặc tăng cường độ tập luyện. 

Có thể tập luyện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ chỉ định để tránh thực hiện sai động tác ảnh hưởng đến vết thương. Người bệnh cũng nên tập cách hít thở, tập ho và nhổ đờm ra ngoài để phòng viêm phổi. 

Trên đây là những điều cần phải lưu ý với người mới phẫu thuật. Hy vọng với những chia sẻ của bài viết sẽ giúp các bạn biết cách chăm sóc tốt cho người thân của mình!

Nguồn tổng hợp

TỔ YẾN NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến Chưng Sẵn Nest Holisim

Zalo
Hotline