Bà bầu thường bị rạn da vào tháng thứ mấy và cách xử lý?

Bà bầu thường bị rạn da vào tháng thứ mấy và cách xử lý?

BÀ BẦU THƯỜNG BỊ RẠN DA VÀO THÁNG THỨ MẤY VÀ CÁCH XỬ LÝ?

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị rạn da là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở các mẹ bầu. Các chị em không cần phải lo lắng khi xuất hiện tình trạng này mà nên chuẩn bị tâm lý từ trước để có các giải pháp hạn chế các vết rạn xuất hiện trên da, đồng thời tìm kiếm các giải pháp nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng sau khi em bé chào đời.

Bà bầu thường bị rạn da vào tháng thứ mấy và cách xử lý?

Làn da của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi lớn khi mang thai và thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt, đặc biệt là quanh các vùng như: bụng, hông và đùi.

Vì cơ địa mỗi người là khác nhau nên thời điểm xuất hiện các vết rạn trên da của các mẹ bầu thường không giống nhau. Do đó rất nhiều chị em thường thắc mắc là bà bầu thường bị rạn da vào tháng thứ mấy và cách xử lý khi bị rạn da?

Vì rạn da chỉ là một hiện tượng bình thường ở các mẹ bầu do đó nếu biết cách, mẹ bầu có thể ngăn chặn và làm giảm tình trạng rạn da khi mang thai ngay từ những ngày đầu.

Do đó hôm nay Nest Holisim sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về hiện tượng rạn da lúc mang bầu và một vài phương pháp giúp chị em hạn chế và ngăn chặn tình trạng rạn da ở giai đoạn bầu bí.

1. Tại sao bà bầu thường bị rạn da khi mang thai?

Ở các mẹ bầu, vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.

Trên cơ thể mẹ bầu thường sẽ có những vùng da bị rạn:

- Vùng ngực - vú: Không phải tất cả phụ nữ đều bị rạn da ở ngực.

Vùng ngực của mẹ bầu sẽ trải qua sự phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mang thai. Do sự phát triển của tuyến sữa chuẩn bị cho bé chào đời. Sự căng da nhanh chóng này làm xuất hiện một số đường màu bạc mờ ở chân bầu ngực.

- Vùng chân: Do sự tăng cân khi mang thai khiến vùng đùi của mẹ bầu phát triển và to hơn, gây ra hiện tượng bị rạn da ở mặt trong đùi, ở mặt sau của chân hoặc gần đầu gối.

- Vùng lưng: Rạn da cũng có thể xuất hiện trên lưng của mẹ bầu. Các vết rạn này có xu hướng xuất hiện thấp, trên cùng của mông của ở ngay dưới vòng eo.

- Vùng bụng: Đây là khu vực mà hầu hết các chị em phụ nữ khi mang thai đều gặp phải. Khi mang thai, vòng bụng phát triển nhanh và tăng kích thước lớn nhất, bởi vậy da thường không kịp đàn hồi và dễ bị rạn.

Chị em cần chú ý những vết rạn da ở bụng vì nếu không giữ gìn cẩn thận thì những vết rạn này rất khó xử lý sau khi sinh em bé.

- Vùng hông: Hông có xu hướng nở ra dần dần khi mang thai, do sự mở rộng của khung xương chậu để giữ lấy thai nhi đang phát triển bên trong, đồng thời mẹ bầu cũng tăng cân rất nhanh. Do đó các chị em sẽ bắt gặp các vết rạn da

- Vùng cánh tay trên: Phần da mềm ở cánh tay, phía gần ngực sẽ rất dễ xuất hiện những vết rạn da khi mang thai do mẹ bầu tăng cân và các bắp tay to ra rất nhanh.

>> Xem thêm:  Cách khắc phục rạn da khi mang thai

Hiện tượng rạn da của bà bầu thường xảy ra vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Theo nghiên cứu, có khoảng 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định liệu bà bầu có bị rạn da hay không. Nếu người thân trong gia đình từng bị rạn da khi mang thai, thì khả năng mẹ bầu có nguy cơ cũng gặp tình trạng tương tự.

Màu sắc của các vết rạn sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Nếu da sáng màu, các vết rạn thường màu hồng. Đối với phụ nữ có làn da sẫm màu hơn, vết rạn thường sáng hơn màu da của họ.

2. Cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai

Thay vì thấp thỏm lo âu, sợ rằng sẽ bị xấu khi bị rạn da trong quá trình mang thai làm cho các mẹ bầu bị xuống tinh thần và gặp căng thẳng hơn ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi, thì các mẹ bầu nên sẵn sàng đón nhận hiện tượng này một cách vui vẻ với niềm hạnh phúc được làm mẹ và chuẩn bị đón chào thiên thần nhỏ chào đời.

Tuy nhiên, để giúp chị em cảm thấy thoải mái, tự tin hơn và giúp cho quá trình hồi phục làn da sau khi sinh được dễ dàng hơn, Nest Holisim sẽ chia sẻ cho các chị em một vài giải pháp đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả để hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn trong quá trình mang thai như sau:

Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và tốt cho làn da.

Chế độ dinh dưỡng cân đối khi mang thai sẽ đảm bảo cho cả mẹ bầu và thai nhi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết.

Song song với điều đó, mẹ bầu có thể kết hợp dùng thêm các thực phẩm tăng cường sức khỏe cho làn da để thể cải thiện tính đàn hồi, giúp da săn chắc từ đó làm giảm các vết rạn xuất hiện. Một số thực phẩm giúp hạn chế tình trạng rạn da như:

 Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và tốt cho làn da

- Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da của mẹ bầu, ví dụ như dâu tây, việt quất và cải bó xôi.

- Thực phẩm giàu vitamin E để bảo vệ các màng tế bào da có trong cải rổ, bông cải, bơ, các loại hạt và các loại quả hạch.

- Thực phẩm giàu vitamin A như ớt chuông đỏ, khoai lang, cà rốt, bí và xoài. Loại vitamin này có tác dụng hồi phục các mô da bị tổn thương do rạn da.

- Bổ sung lượng vitamin D dồi dào cho cơ thể có thể giảm nguy cơ bị rạn da. Cách dễ nhất để hấp thu vitamin D là thông qua ánh nắng mặt trời. Các thực phẩm như ngũ cốc, lòng đỏ trứng, gan bò hay các sản phẩm từ sữa cũng rất giàu vitamin D.

- Các món ăn giàu omega-3 và omega-6 sẽ giúp mẹ bầu có làn da mịn màng, săn chắc và khỏe mạnh. Các mẹ có thể ăn cá hồi, dầu cá hoặc quả óc chó.

- Kẽm là loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng làn da cũng như có tác dụng rất tốt giúp ngăn ngừa mụn. Mẹ bầu đừng bỏ qua thực phẩm giàu dưỡng chất như chocolate đen, ngũ cốc và các loại hạt nhé.

Uống nhiều nước giúp hạn chế tình trạng bị rạn da.

Nước giúp giải độc cơ thể và cấp ẩm cho da, giúp da mịn màng, săn chắc và giúp làm mờ các vết rạn da sau khi mẹ bầu sinh em bé.

Việc uống nước cần duy trì như một thói quen mới có hiệu quả lâu dài cho các mẹ bầu:

- Uống 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 1.5 - 2.5 lit): Trong trường hợp thường xuyên phải đi ra ngoài vì tính chất công việc, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn 1 – 2 chai nước có dung tích tương đương để có thể duy trì việc uống nước đều đặn, tránh cho cơ thể bị mất nước.

- Dùng trà thảo mộc: Nếu mẹ bầu không thích uống nước lọc thì có thể thường xuyên uống các loại nước hoặc trà thảo mộc thay cho nước lọc.

Lưu ý là các mẹ bầu không nên uống các loại nước có chứa các chất kích thích đặc biệt là bia, rượu hoặc caffeine.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Ăn nhiều rau và trái cây không những giúp làm mát cơ thể mẹ bầu, còn giúp mẹ bầu tránh được tình trạng bị táo bón. Điều này còn có thể cung cấp thêm nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Một số loại trái cây mẹ bầu nên ăn như: dưa leo, dưa hấu, dâu tây, táo… đều là những loại trái cây có chứa nhiều nước.

Thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặn.

Tuy là ở trong giai đoạn mang bầu, nhưng không có nghĩa là các mẹ bầu không vận động. Việc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với mẹ bầu sẽ giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu, còn giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng phù nề tay chân.

Ngoài ra, tập thể dục khi mang thai còn giúp mẹ bầu duy trì cân nặng hợp lý, từ đó hạn chế các vết rạn da xuất hiện

Mẹ bầu có thể tập những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai như kegel, các bài tập căng cơ và những động tác đơn giản khác. Mẹ bầu chỉ nên thử các bài tập nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức như yoga hoặc Pilates sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong quá trình bầu bí như đau lưng, mỏi lưng và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ.

Thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặn.

Kiểm soát quá trình tăng cân.

Khi mẹ bầu bị tăng cân quá nhanh, độ căng của da sẽ không theo kịp làm cho các vết rạn trên da sẽ xuất hiện nhanh và nhiều hơn. Do đó mẹ bầu cần thường xuyên để ý đến sự gia tăng của cân nặng trong quá trình mang thai.

Để dễ dàng kiểm soát quá trình tăng cân, các chị em:

- Không nên ăn quá nhiều: mẹ bầu nên ăn theo chế độ dinh dưỡng đã được xây dựng hợp lý từ trước. Mặc dù khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường ăn nhiều hơn nhưng không cần phải ăn quá nó vừa không tốt cho dạ dày lại dễ bị tăng cân mất kiểm soát.

- Ăn uống đúng giờ giấc: Có thể mẹ bầu thường gặp tình trạng nhanh đói vì phải nuôi cả thai nhi, tuy nhiên mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn đúng giờ giấc, trường hợp đói quá có thể cân nhắc ăn một ít trái cây để thỏa mãn cơn đói.

Hạn chế các sản phẩm sữa tắm có chứa hóa chất.

Mẹ bầu không nhất thiết phải thường xuyên sử dụng sữa tắm có chứa các thành phần hóa chất, vì điều này sẽ làm khô da và giảm độ đàn hồi của da.

Mẹ bầu nên ưu tiên chọn sử dụng các sản phẩm sữa tắm có chiết xuất từ thiên nhiên như dầu dừa, oliu, bơ… sẽ giúp giữ độ ẩm cho da và làm giảm tình trạng bị rạn da.

Sử dụng tinh dầu có chiết xuất từ thiên nhiên để dưỡng da.

Trong giai đoạn mang bầu, mẹ bầu thường không có được sự thoải mái và da cũng trở nên nhạy cảm hơn dó đó nên ưu tiên sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng dưỡng ẩm và giữ nước cho da như dầu dừa, dầu hạnh nhân, tinh dầu lanolin,…. sẽ giúp mẹ bầu có cảm giác thư thái và an toàn.

Mẹ bầu nên dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm nhằm hạn chế sự mất nước cũng như hãy chăm sóc da trước khi đi ngủ đều đặn để làm giảm tình trạng rạn da nhé.

Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da

Bằng cách thường xuyên tẩy tế bào chết sẽ giúp lấy đi các tế bào chết, kích thích chức năng tuần hoàn máu và giữ cho làn da luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Điều này sẽ ngoài việc làm giảm tình trạng bị rạn da còn giúp cho mẹ bầu hạn chế được tình trạng viêm mụn trên da.

Mẹ bầu có thể tham khảo cách tẩy da chết đơn giản như sau:

Dùng bàn chải được làm bằng sợi tự nhiên, bản to, loại có lông mềm và không quá thô ráp.

Đầu tiên, hãy bắt đầu chải từ phần chân lên dần phía trên. Tập trung vào khu vực có nhiều vết rạn chẳng hạn như bụng, bắp đùi, hông. Sau khi đã hoàn tất, đi tắm để rửa sạch những tế bào chết.

Cách làm này còn giúp kích thích tuần hoàn máu dưới da, giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng bị phù nề.

Lưu ý: mẹ bầu không nên cọ xát ở vùng ngực vì da nơi này rất nhạy cảm và có thể bị tổn thương nếu chà quá mạnh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tẩy da chết bằng nguyên liệu tự nhiên ngay tại nhà nếu là người yêu thích cách làm đẹp từ thiên nhiên và có nhiều thời gian rảnh.

 Xử lý các vết rạn da sau khi sinh

Sau khi con yêu chào đời, mẹ bầu cần bắt tay ngay vào quá trình phục hồi lại làn da càng nhanh càng tốt vì càng để lâu thì khả năng phục hồi của làn da sẽ càng bị giảm.

- Chế độ ăn uống:

Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm thiên nhiên như bơ, nghệ, đậu đỏ, quả hạch, cá, rau củ và trái cây để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục làn da cũng như tăng khả năng tái tạo làn da.

Không nên giảm cân sau sinh đột ngột bằng cách nhịn ăn vì sẽ khiến da không kịp thích ứng với độ co giãn để thắt chặt lại.

Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da và tăng tính đàn hồi.

- Tăng cường tập luyện thể thao:

Lúc này các chị em nên duy trì tập luyện thể dục thể thao theo cường độ tăng dần để đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ thể và làn da.

Một số bài tập như: Đạp xe, chạy, bơi lội sẽ giúp đẩy mạnh hệ thống tuần hoàn, xây dựng cơ bắp giúp da săn chắc hơn.

- Chăm sóc da sau sinh:

Thông thường sau khi sinh, các vết rạn da sẽ từ từ biến mất nhờ chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Tuy nhiên, các chị em nếu muốn vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi làn da, xóa mờ vết rạn còn muốn chăm sóc da để giúp da nhanh đẹp hơn thì nên sử dụng thêm các giải pháp chăm sóc da. Tuy nhiên, ở thời điểm này các chị em đang còn phải cho con bú do đó cần lưu ý khi lựa chọn các giải pháp chăm sóc da:

Chăm sóc da bằng các nguyên liệu tự nhiên:

Các mẹ có thể dùng dầu dừa trị rạn da sau sinh rất hiệu quả. Có nhiều cách để dùng dầu dừa, chẳng hạn như thoa lên da và rửa sạch bằng nước ấm, sau đó dùng một chiếc khăn mềm thấm khô nước.

Ngoài ra các mẹ có thể dung nghệ, đu đủ, cà rốt, sữa mẹ,… để chế biến thành các sản phẩm khác nhau dùng cho chăm sóc da như tắm, đắp mặt nạ… 

Hoặc một cách khác cũng khá là thông dụng đó là các mẹ có thể sử dụng các kem dưỡng có chứa retinoid: Đây là một loại kem chống rạn da cho bà bầu có nguyên liệu chiết xuất từ vitamin A, giúp cải thiện kết cấu cũng như bề mặt của da, giúp tái tạo lại collagen và làm cho vùng da có vết rạn đồng màu so với những vùng da còn lại để các chị em tự tin hơn,

Như vậy bài viết hôm nay Nest Holisim đã giải đáp cho thắc mắc của các mẹ bầu về việc bà bầu thường bị rạn da vào tháng thứ mấy và cách xử lý khi bị rạn da? rồi nhé.

Đồng thời trong bài viết Nest Holisim đã giới thiệu cho các mẹ bầu những giải pháp đơn giản và hiệu quả có thể làm tại nhà để giúp hạn chế tình trạng bị rạn da khi bầu bì và giúp mẹ bầu chăm sóc da đúng cách. 

>> Xem thêm:  Cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn của Nest Holisim ngay bây giờ để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho việc hạn chế tình trạng bị rạn da khi mang thai để giúp mẹ bầu thoải mái và tự tin chuẩn bị đón chào thiên thần nhỏ nhé.

NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐  Website: Tổ Yến Nest Holisim

 

Zalo
Hotline