CHẾ ĐỘ ĂN DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

CHẾ ĐỘ ĂN DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

CHẾ ĐỘ ĂN DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường luôn được thực hiện nghiêm túc. Bởi chỉ cần chút sai sót cũng khiến người bệnh có những triệu chứng nguy hiểm hơn. Vì thế, chúng ta cần phải biết nên ưu tiên thực phẩm nào, hạn chế thức ăn nào mới là tốt cho người tiểu đường.

1. Các nhóm chất nên bổ sung cho người bị tiểu đường

Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Nhóm đường bột

Các loại củ như khoai sắn cung cấp khá nhiều tinh bột người bị tiểu đường có thể ăn các loại củ này. Tuy nhiên nên giảm hoặc cắt cơm. Bên cạnh đó có thể bổ sung các loại hạt như gạo còn vỏ cám, gạo lứt, đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt. Chúng khá giàu vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Cách chế biến tốt nhất là hấp luộc và hạn chế tối đa việc xào rán. 

Nhóm thịt cá

Với nhóm này người tiểu đường có thể sử dụng các thực phẩm như thịt nạc, cá hồi, các trích, cá ngừ. Các loại thịt gia cầm bỏ da, mỡ như gà tây, gà ta. Các loại thực phẩm này giàu protein ít chất béo bão hòa. Chúng cung cấp năng lượng tốt và không làm tăng cân. Chính vì vậy rất phù hợp với người đang bị tiểu đường. Sau đó chế biến bằng cách hấp luộc, chiên không dầu nhằm hạn chế tối đa lượng mỡ. Đ

Đường và chất béo

Các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu cá, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu vừng được ưu tiên sử dụng đối với người bị tiểu đường. Đây là loại chất béo giúp giảm cơn thèm ăn, giảm cân cũng như kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Một số loại quả dầu chất béo mà người bệnh có thể bổ sung cho thực đơn của mình như quả bơ, ô liu, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt chia, hạt lanh…

2. Nguyên tắc trong ăn uống với người bệnh tiểu đường

Bên cạnh những lưu ý về việc lựa chọn thực phẩm ăn uống phù hợp cho người tiểu đường. Để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cũng như tránh các biến chứng của căn bệnh này. Bạn cần nắm rõ các nguyên tắc sau:

- Ăn làm nhiều bữa thay vì ăn dồn trong 3 bữa. Nhằm tránh tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột.

- Không nên để tình trạng quá no hay quá đói. Cần rèn luyện thói quen ăn uống điều độ đúng giờ.

- Không nên thay đổi quá nhiều khối lượng đồ ăn trong mỗi bữa. 

Tránh các tư thế nằm hay ngồi ngay sau khi ăn. Thay vào đó người bệnh nên - vận động nhẹ. Đồng thời thường xuyên dành thời gian tập thể dục thể thao, đảm bảo sức khỏe cũng như giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tối đa.

3. Những thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Chế độ ăn nhiều rau củ

Nên tăng cường rau xanh và trái cây cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn nhiều rau trong thực đơn của mình. Có thể chế biến rau củ bằng cách hấp, luộc, trộn và lưu ý là không nên sử dụng quá nhiều loại sốt chứa chất béo. Các loại rau củ không tinh bột nên ăn như: dưa leo, măng tây, cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, bông cải trắng…

Bổ sung thêm trái cây, hoa quả trong mọi lúc 

Hoa quả cung cấp vitamin giúp tăng cường miễn dịch. Do vậy người bệnh nên tăng cường ăn các loại quả tươi. Trong đó có thể kể đến như: việt quất, dâu tây, mâm xôi, táo, đào, lê, mơ, cam, nho, cherry, kiwi, các loại dưa…. Tuy nhiên hạn chế không cho thêm kem, sữa. Không nên ăn các loại quả chín ngọt như hồng chín, xoài chín, sầu riêng…

Tăng cường thêm các sản phẩm từ sữa

Mặc dù sữa được biết đến với tác dụng gây tăng cân béo phì, đẩy nhanh quá trình phát bệnh đối với người tiền tiểu đường. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể lựa chọn cho mình những loại sữa tách béo hay sữa chua tách béo không đường hoặc phô mai tách béo ít muối. Bên cạnh các sản phẩm từ sữa, các loại sinh tố làm từ trái cây tươi không đường cũng rất tốt cho người bệnh. 

Cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho người tiểu đường

Theo viện dinh dưỡng quốc gia, để điều trị giúp bệnh tiểu đường tốt và ổn định hơn. Người bệnh nên nắm bắt tỉ lệ dưỡng chất cụ thể như sau:

- Protein: Nên cung cấp lượng protein từ 1-1,2g/kg/ngày đối với người lớn. Tỉ lệ này sẽ tương đương với 15-20% năng lượng trên một khẩu phần ăn.

- Lipit: Người bệnh nên cung cấp tỷ lệ chất béo cho cơ thể từ 25-30% trong tổng năng lượng khẩu phần. Hạn chế các loại chất béo bão hòa. Điều này giúp cơ thể ổn định đường huyết và tránh tình trạng xơ vữa động mạch.

- Gluxit: Năng lượng do glucid cung cấp trong một khẩu phần ăn nên đạt từ 50-60%. Cần chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: bánh mì đen, gạo lức, đậu nguyên hạt hay yến mạch.

Người bị bệnh tiểu đường dùng tổ yến

Với thành phần giàu dưỡng chất quý, yến sào mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường:

- Ổn định đường huyết: Trong tổ yến chứa 2 loại acid amin là leucine và isoleucine có tác dụng hỗ trợ điều tiết hàm lượng đường trong máu, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao. Phenylalanine hỗ trợ quá trình hình thành Hemoglobin (có tác dụng vận chuyển Oxy và Glucose nuôi cơ thể) là nhân của hồng cầu, giúp bổ máu. Do đó, ăn tổ yến sào sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết ở mức ổn định.

- Ngăn ngừa sự đề kháng Insulin của cơ thể: Theo nghiên cứu được đăng trên trang NCBI (National Center for Biotechnology Information - trung tâm dữ liệu sinh học quốc gia) là trung tâm Y khoa Quốc gia hàng đầu Hoa Kỳ, tổ yến có khả năng phòng ngừa sự đề kháng insulin, giúp đường đi vào tế bào dễ hơn để tạo năng lượng cho cơ thể.

- Bổ sung dưỡng chất cho người tiểu đường: Người bệnh tiểu đường thường thiếu chất do quá trình kiêng khem kéo dài. Vì vậy những chất dinh dưỡng quý trong tổ yến sào chính là 1 nguồn bổ sung lý tưởng cho người bệnh mà không chứa các chất gây ảnh hưởng đường huyết.

- Cải thiện và tăng cường sức đề kháng: Các acid amin trong yến sào như Serine, Alanine giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng, giảm stress, giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng nhiễm trùng, lở loét của bệnh tiểu đường.

- Giúp mau lành vết thương: Người bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương, viêm nhiễm hơn so với người bình thường và các vết thương thường rất lâu lành. Tyrosine trong yến sào có tác dụng hồi phục nhanh cơ thể khi bị tổn thương hồng cầu. Một số Acid Amin có hàm lượng cao như Acid Aspartic (4,69%), Proline (5,27%), Valin (4,12%) giúp phục hồi các tế bào cơ, mô tế bào.

Như vậy có thể khẳng định rằng tổ yến sào rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Việc sử dụng món ăn này thường xuyên sẽ giúp cải thiện một cách đáng kể tình trạng căn bệnh đồng thời bảo vệ tốt sức khỏe bệnh nhân, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

>> Xem thêm: Tổ yến chưng sẵn cho người tiểu đường

4. Thực phẩm hạn chế ăn đối với người bị bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường cần hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ

Để điều trị bệnh tiểu đường mang lại kết quả tốt nhất. Người bệnh không nên ăn một số loại thực phẩm sau:

- Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc nhiều cholesterol. Những thực phẩm này sẽ khiến bạn tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Không chỉ ảnh hưởng xấu tới người bị tiểu đường nói riêng mà tất cả mọi người nói chung.

- Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn các loại thịt mỡ, da của loài gia cầm, dầu dừa, kem tươi, các loại bánh ngọt, mứt, nước có ga….

- Hạn chế ăn bánh mì, gạo trắng, bột sắn dây hay các loại củ nướng.

- Không nên ăn các loại quả sấy khô, mứt hoa quả. Các loại quả này thường chứa một lượng đường rất cao, không tốt với người bệnh.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách lập chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường tốt nhất. Vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, vừa hạn chế mọi biến chứng của tiểu đường cho người bệnh.

Nguồn tổng hợp

TỔ YẾN NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐 Website: Tổ Yến Chưng Sẵn Nest Holisim

Zalo
Hotline