Thực đơn ăn kiêng không tăng cân cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Thực đơn ăn kiêng không tăng cân cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

THỰC ĐƠN ĂN KIÊNG KHÔNG TĂNG CÂN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Thông thường, việc tăng cân nhanh trong giai đoạn thai kỳ là điều tự nhiên và hoàn toàn bình thường của các bà bầu. Tuy nhiên, việc tăng cân quá nhanh và không thể kiểm soát được là điều báo động của nhiều bệnh nguy hiểm trong thai kỳ đó là: tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật, sinh non. 

Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu thai kỳ việc xây dựng “ thực đơn ăn kiêng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ” luôn được nhiều bà bầu quan tâm nhiều nhất. Vậy chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. Nhóm dưỡng chất cần bổ sung trong thực đơn ăn kiêng cho bà bầu 3 tháng đầu 

Để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và thai nhi cùng phát triển được trọn vẹn thì bà bầu cần phải được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Mặt khác, các dưỡng chất này cần phải được kết hợp với nhau thì mới mới đảm bảo và phát huy hiệu quả tốt nhất cho bà bầu và thai nhi. Các dưỡng chất cần bổ sung như sau:

1.1. Axit folic (Vitamin B9)

Đây là dưỡng chất đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, đồng thời giúp thai nhi có thể tránh được những khiếm khuyết cơ thể như: bệnh hở hàm ếch, sứt môi, bệnh dị tật ống thần kinh của thai nhi.

Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ luôn được khuyến khích cần bổ sung ít nhất từ 400-600mg axit folic mỗi ngày từ thức ăn hoặc thực phẩm chức năng. 

>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ khỏe bé thông minh

1.2. Chất sắt

Chất sắt làm nhiệm vụ chuyển hoá oxy và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chúng giữ vai trò tạo ra enzym cho hệ miễn dịch. Việc bổ sung đầy đủ chất sắt sẽ giúp cho bà bầu tránh được các bệnh nguy hiểm bởi môi trường xung quanh.

Trong 3 tháng đầu, bà bầu được khuyến khích bổ sung ít nhất 45 - 90 mg sắt.

1.3. Chất đạm

Chất đạm hay còn gọi là protein có vai trò giúp thai nhi hình thành và phát triển các mô của cơ thể. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ tạo thêm kháng thể nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cả bà bầu và bé yêu. Do đó, thực đơn của bà bầu hàng ngày cần có đủ các thức ăn như: trứng, thịt, cá để bổ sung đủ lượng protein cần thiết. 

1.4. Canxi

Canxi giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành xương khớp của thai nhi. 

Trong 3 tháng đầu, bà bầu được khuyến khích bổ sung ít nhất 800 mg canxi mỗi ngày và lượng canxi tăng dần theo giai đoạn của thai kỳ.

1.5. Omega 3

Omega 3 là một axit béo rất cần thiết trong suốt thai kỳ. Chúng có tác dụng hỗ trợ cho thai nhi phát triển não bộ và thị lực tốt hơn. 

Đối với những phụ nữ đang có ý định muốn mang thai, việc bổ sung omega 3 từ sớm cũng giúp cho cơ thể mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn.

>> Xem thêm:  Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ khỏe bé thông minh

2. Nguyên tắc ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu ăn kiêng

Hiện nay, nhiều bà bầu đã áp dụng các nguyên tắc dưới đây và đã cho nhiều kết quả tốt nhất, cụ thể:

2.1. Chia nhỏ các bữa ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì bà bầu ăn nhiều thực phẩm trong 3 bữa chính thì bà bầu nên chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày: bữa sáng - bữa phụ sáng, bữa trưa - bữa phụ chiều, bữa tối - bữa phụ đêm. 

Việc chia nhỏ các bữa ăn không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi mà còn giúp bà bầu nạp đủ calo, chất dinh dưỡng cần thiết và giảm lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa trong cơ thể. 

2.2. Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều rau xanh trong giai đoạn thai kỳ sẽ giúp bà bầu tránh được tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. 

Do vậy, trong mỗi khẩu phần ăn thì bà bầu nên chia theo tỉ lệ protein 25% + tinh bột 25% + rau củ 50%.

>> Xem thêm:  Những loại rau xanh nên có trong thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

2.3. Ăn đa dạng các loại thực phẩm

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu không nên hạn chế tinh bột mà chỉ ăn rau mà phải ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, khi bị nôn nghén nếu phải thèm ăn một món nhất định thì bà bầu không nên ăn suốt trong thời gian thai kỳ vì điều đó sẽ làm cho thai nhi thiếu chất này nhưng lại thiếu chất kia.

2.4. Thói quen ăn chậm nhai kỹ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, do có sự thay đổi các hormone khiến cho bà bầu có cảm giác nhanh đói hơn. Việc ăn chậm nhai kỹ trong giai đoạn này giúp cho bà bầu có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày hơn. Hơn nữa, thói quen này còn tạo cho bà bầu cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn. Vì vậy, bà bầu cần bỏ thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc xem tivi nhé.

2.5. Không ăn vặt quá nhiều

Trong thời gian thai kỳ, hầu như bà bầu nào cũng thèm ăn vặt bất kỳ một món nào đó, bà bầu nên chọn những món ăn phù hợp để tránh tình trạng rơi vào trạng thái tăng cân quá nhanh mất kiểm soát nhé.

2.6. Uống nhiều nước, tránh bia, rượu và đồ uống có gas

Việc uống đủ nước sẽ giúp cho bà bầu ngăn chặn cảm giác đói và thèm ăn. Tuy uống nhiều nước nhưng bà bầu không nên uống các loại nước ngọt, bia, rượu, cà phê mà thay vào đó là các loại nước ép trái cây, nước lọc, nước canh để tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng.

>> Xem thêm: Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

3. Gợi ý xây dựng thực đơn ăn kiêng cho bà bầu 3 tháng đầu 

Sau khi tìm hiểu nguyên tắc và các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, thì việc xây dựng thực đơn ăn kiêng cho bà bầu 3 tháng đầu phải đảm bảo như sau:

- Tinh bột: Một ngày trung bình từ 2-3 bát cơm, vào buổi sáng nên ăn bánh mì hoặc khoai lang, bắp.

- Nhóm thịt: Các loại thịt như: thịt heo, bò, gà, vịt nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món từ 2 - 3 bữa. Bà bầu nên ăn nhiều thịt đặc biệt là thịt bò. Ngoài ra, bà bầu nên bổ sung thêm tổ yến chưng sẵn thay vì chỉ dùng nhóm thịt vì hàm lượng chất sắt trong tổ yến chưng cao hơn nhiều so với các nhóm thịt. Đây là một yếu tố bà bầu cần chú ý nhé.

- Nhóm cá: Bà bầu nên ăn 2-3 bữa có thể kho, hấp, luộc, nấu canh hoặc nấu cháo. Ngoài ra, bà bầu nên ăn đa dạng các loại cá như: cá rô phi, cá hồi, cá chép, cá rô phi…

- Trứng: Tuy trứng rất tốt cho bà bầu nhưng bà bầu chỉ nên dùng 3 - 4 quả trong 1 tuần.

- Rau xanh: Mỗi bữa ăn đều cần có rau xanh, bà bầu nên chọn những loại rau có màu xanh đậm có hàm lượng axit folic cao rất cần thiết cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Cần chú ý các loại rau: rau ngót, ngải cứu, rau răm bà bầu 3 tháng đầu không được ăn đâu nhé.

- Nhóm hoa quả: Có thể ăn trực tiếp hoặc có thể xay làm nước ép sinh tố các loại, nên dùng trong bữa chính và bữa phụ.

- Sữa: Nên uống 2- 3 ly sữa / ngày, thời gian uống sữa sau bữa ăn chính 2 tiếng. Nên chọn các loại sữa ít đường để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Nước: Lượng nước cung cấp 2,5-3 lít/ ngày bao gồm: nước canh, các loại nước ép trái cây, sữa.

4. Gợi ý thực đơn ăn kiêng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

- Buổi sáng: 1 tô phở (bò hoặc gà) + 1 ly nước cam

- Bữa phụ sáng: 1 ly sữa (sữa tươi hoặc sữa bầu) + 1 quả bơ

- Buổi trưa: 1 bát cơm + bò xào bông cải xanh + cá kho + canh bí đỏ

- Bữa phụ chiều: 1 hũ sữa chua + 1 hũ tổ yến chưng + 1 quả táo

- Bữa tối: 1 bát súp gà + 1 đĩa rau luộc

- Bữa khuya: 1 ly sữa tươi + các loại trái cây.

Chú ý: Bà bầu nên cân nhắc và cân chỉnh thời gian cách bữa chính và bữa phụ là 2 tiếng để tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể bà bầu và thai nhi nhé.

>> Xem thêm:  Gợi ý bữa sáng giàu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Như vậy, việc xây dựng thực đơn ăn kiêng cho bà bầu 3 tháng đầu không cần phải quá cầu kỳ, chỉ cần bà bầu chú ý và chọn cho mình những thực phẩm phù hợp cho bản thân và bố trí thời gian các bữa ăn cho hợp lý. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp cho bà bầu biết cách phối hợp và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để bà bầu và bé yêu luôn được phát triển toàn diện trong suốt thời gian thai kỳ.

NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐  Website: Tổ Yến Nest Holisim

Zalo
Hotline