Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU NÊN ĂN GÌ? NHỮNG LƯU Ý TRONG THỰC ĐƠN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU

“Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?” quả thật đây là một câu hỏi đã trở nên quen thuộc của hầu hết các bà bầu kể cả những bà bầu khi bước sang “tập 2”, “ tập 3”. Vì dinh dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển thai nhi. Thêm vào đó là chứng nôn nghén, mệt mỏi, chán ăn luôn là những vấn đề thử thách của các bà bầu.

Vì thế, bà bầu sẽ không phải băn khoăn tìm những câu trả lời “Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu”. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp cho bà bầu những lời khuyên bổ ích, cùng theo dõi chi tiết nhé!

1. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu có thể nói đây là giai đoạn quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Bà bầu cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng cẩn thận, theo dõi cân nặng, uống bổ sung sắt, axit folic, đa vi chất theo khuyến nghị của các bác sĩ dinh dưỡng.

Bởi nguồn dinh dưỡng chính nuôi dưỡng bào thai là phụ thuộc hoàn toàn từ cơ thể bà bầu. Nguồn dinh dưỡng này sẽ theo máu, nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Cung cấp một lượng dinh dưỡng đủ, đúng sẽ giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, bảo vệ và giúp thai nhi phát triển một cách trọn vẹn.

Thời gian 3 tháng đầu cũng là thời gian mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan tổ chức chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan nên vai trong của việc tăng cường chất dinh dưỡng thời kỳ này là rất quan trọng. Bởi vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng và hợp lý sẽ khắc phục tối đa tình trạng nôn nghén của bà bầu đồng thời giúp bà bầu tăng 1-2 kg trong 3 tháng đầu.

>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ khỏe bé thông minh

2. Một số dưỡng chất cần thiết đối với bà bầu 3 tháng đầu

Thông thường bà bầu được khuyên bổ sung các dưỡng chất chính sau để thai nhi hình thành và phát triển tốt.

2.1. Axit folic 

Giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Bà bầu có thể bổ sung loại axit này qua các loại thực phẩm như rau màu xanh đậm, thịt gia cầm, các loại ngũ cốc.

Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng viên uống cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng cơ thể.

2.2. Chất đạm (Protein)

Là chất đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của mô bào thai. Ngoài ra, chất đạm (protein) còn giúp tăng trưởng mô vú và đảm bảo sức khỏe cho cả bà bầu và bé yêu. Vì vậy, trong giai đoạn này, bà bầu luôn được khuyến khích cần bổ sung khoảng 85 - 90 gram protein mỗi ngày.

2.3. Chất sắt

Bà bầu cần được cung cấp 36 - 40 mg sắt/ ngày để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần có trong thực đơn dinh dưỡng gồm thịt đỏ, tim cật, tổ yến chưng sẵn, các loại hạt, rau xanh.

2.4. Canxi và vitamin D

Là những chất rất quan trọng giúp hình thành xương, răng cho thai nhi, bà bầu cần chú ý bổ sung canxi trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ.

Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho bà bầu, hình thành hệ xương khớp vững chắc cho thai nhi. Nếu không đủ canxi trong thời gian này, bà bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, bé bị còi xương ngay từ trong bụng và sinh ra có nguy cơ còi xương. Vitamin D giúp hỗ trợ hấp thụ Canxi tốt hơn, vì thế bà bầu nên tắm nắng vào mỗi buổi sáng nhé.

2.5. Vitamin A

Bà bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A trong một ngày để hỗ trợ phát triển thị lực cho nhi. 

2.6. Vitamin C

Có tác dụng tạo ra một màn bảo vệ vững chắc cho bà bầu khỏi những vi khuẩn gây hại vào thời gian đầu thai kỳ.

>> Xem thêm:  Những loại rau xanh nên có trong thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

 3. Nhóm thực phẩm bà bầu 3 tháng đầu nên ăn

Việc tăng lượng thức ăn của bà bầu 3 tháng đầu là không cần thiết. Thay vào đó bà bầu nên biết chọn lọc những thực phẩm bà bầu nên ăn cũng như là chọn những thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và thai nhi cùng phát triển tốt. Dưới đây là các loại thực phẩm có chứa các dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu 3 tháng đầu.

3.1. Nhóm thực phẩm có trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày

Thực phẩm thì rất đa dạng và có nhiều nguồn gốc khác nhau, bà bầu cần chú ý đến những thực phẩm chính như sau:

- Súp lơ: Là loại rau có màu xanh thẫm chứa rất nhiều axit folic và chất sắt sẽ giúp bổ sung máu và ngăn ngừa dị tật ngay từ khi thai nhi bắt đầu hình thành.

- Trứng gà: Lòng đỏ trứng gà không những là nguồn cung cấp protein dồi dào mà còn là một trong số ít những thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Tuy là trứng gà chứa nhiều dưỡng chất nhưng bà bầu chỉ nên ăn từ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần để cung cấp những chất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.

- Cá hồi: Cá hồi được xem như là một thực phẩm an toàn trong suốt quá trình mang thai của bà bầu. Đồng thời, trong loại cá này còn chứa nhiều omega-3 giúp hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.

- Sữa chua: Ngoài vitamin D và canxi thì trong sữa chua còn có nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu. Những vi khuẩn có lợi này sẽ ngăn ngừa được triệu chứng táo bón thường xuất hiện ở bà bầu.

- Các loại thịt đỏ: Sẽ cung cấp nhiều chất sắt rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và bé yêu. Ngoài ra, một loại thực phẩm luôn mang đến cho bà bầu hàm lượng chất sắt cao hơn cả thịt đỏ, đó chính là “ tổ yến chưng sẵn”. Vì vậy, bà bầu hãy bổ sung thêm loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé.

- Măng tây: Măng tây cũng là một loại rau có chứa hàm lượng axit folic cao, vì vậy nếu như muốn đổi khẩu vị, bà cầu có thể lựa chọn thực phẩm này thay vì dùng  súp lơ nhé!

>> Xem thêm: Gợi ý bữa sáng giàu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

3.2. Những loại trái cây nên có trong thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Những loại trái cây tốt là nguồn thực phẩm luôn mang nhiều dưỡng chất cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu. Những loại trái cây luôn được bà bầu kể đến như:

- Chuối chín: Chuối là một loại trái cây được các bác sĩ khuyên dùng đối với bà bầu 3 tháng đầu. Bởi nó sẽ giúp cho bà bầu hạn chế được sự khó chịu khi nôn nghén. Mặt khác, lượng Kali có trong loại quả này sẽ giúp hạn chế tình trạng phù nề cho bà bầu.

- Đu đủ chín: Trong đu đủ chín có chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt, magie và không có nhiều tinh bột, do đó, nó giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bà bầu 3 tháng đầu.

- Xoài chín: Xoài chín là nguồn bổ sung vitamin A và C rất tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Ngoài ra, loại trái cây này còn giúp cho bà bầu tạo ra một màng bảo vệ vững chắc khỏi những vi khuẩn gây hại.

- Quả táo: Theo nghiên cứu cho thấy rằng táo có chứa lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với cam, quýt và rất giàu chất xơ. Vì vậy, nếu trong giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu ăn táo sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hen suyễn và dị ứng ở trẻ sau sinh.

- Quả nho: Là loại quả có chứa lượng axit folic đủ cung cấp cho nhu cầu thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Ngoài ra, loại quả này có chứa 85% là nước nên bà bầu ăn nho cũng là cách bổ sung lượng nước tự nhiên vào cơ thể.

- Quả lựu: Loại quả này giúp phòng tránh nguy cơ thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng rạn da của bà bầu 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn có hàm lượng chất chống oxy hóa vượt trội và cung cấp một lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ dưỡng da cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu được khuyến cáo là chỉ nên ăn tối đa một quả lựu trong một ngày thôi nhé.

- Kiwi: Hàm lượng axit folic trong kiwi giúp cho thai nhi tránh khỏi nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh. Thêm vào đó, bà bầu ăn quả kiwi hàng ngày sẽ làm giảm khả năng mắc các bệnh hen suyễn cho trẻ khi chào đời.

>> Xem thêm: Thực đơn ăn kiêng không tăng cân cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

4. Một số lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Để có một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh bà bầu nên chú ý hạn chế những điểm chính sau:

- Không nên ăn thực phẩm tái, sống, thực phẩm để lạnh hoặc các thực phẩm chế biến sẵn.

- Không dùng các thực phẩm nghi nhiễm bẩn hoặc nhiễm khuẩn gây hại để chế biến.

- Tuyệt đối không dùng các thực phẩm hâm đi hâm lại nhiều lần và thực phẩm để lâu ngày.

- Không ăn thực phẩm quá mặn do có chứa hàm lượng muối cao.

- Khi ăn cá thì nên tránh các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như: cá kiếm, cá kình, cá mập, cá thu.

- Không nên dùng các thực phẩm có nguy cơ gây co bóp tử cung như: đu đủ xanh, rau ngót, rau răm, rau ngải cứu, quả thơm.

- Nên tránh xa với thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, chất kích thích khác.

>> Xem thêm: Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Qua bài viết trên cho thấy, dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Mong rằng, bà bầu 3 tháng đầu sẽ có những lựa chọn những thực phẩm phù hợp cho mỗi bữa ăn để bà bầu có nhiều sức khoẻ và thai nhi được phát triển toàn diện.

NEST HOLISIM - TRAO YẾN THẬT TẶNG GIÁ TRỊ THẬT

----------------------------

Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng tại

🌐  Website: Tổ Yến Nest Holisim

Zalo
Hotline